Ngày 14/3/1988, quân Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lực lượng hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ và chịu nhiều tổn thất, hy sinh. Trong cuộc thảm sát ở Gạc Ma do Trung Quốc gây ra, Việt Nam thiệt hại 3 tàu vận tải, 64 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương… |
Hôm nay (14/3), từ sáng sớm, hàng nghìn người đã đến khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở huyện Cam Lâm thắp nhang, tri ân tưởng nhớ các chiến sĩ. |
Cùng vợ đến khu tưởng niệm từ sớm, trung tá Trương Bá Mác thắp nén nhang cho đồng đội đã hy sinh. Anh cho biết mình ra bảo vệ đảo Trường Sa sau sự kiện Gạc Ma một năm. “Hồi đó ác liệt lắm, vì thế mới cảm phục sự anh dũng của các đồng đội. Kể từ sự kiện đó, 64 chiến sĩ luôn là điểm tựa cho các thế hệ lính chúng tôi vững tay súng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nước nhà”, trung tá Trương Bá Mác nói. TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA
|
“Thế hệ chúng em luôn biết ơn, tự hào về các chiến sĩ, nguyện học tập, phấn đấu để xứng đáng với sự hy sinh của 64 chiến sĩ, anh hùng Gạc Ma”, em Lê Thanh Hậu chia sẻ. |
Công trình được xây dựng trên diện tích 2,5 ha với cụm tượng đài “Những người nằm lại phía chân trời”; khu trưng bày kỷ vật và khu mộ gió của 64 liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma…
“Đã nhiều lần em đến đây, nhưng hôm nay đặc biệt hơn vì là ngày các chú hy sinh khi chống lại quân xâm lược, bảo vệ Gạc Ma”, em Nguyễn Hương Trà chia sẻ. |
Khu trưng bày di ảnh, hiện vật của các chiến sĩ hy sinh trên đảo Gạc Ma, nơi đây cũng lưu lại nhiều chứng tích sự quá trình xây dựng, bảo vệ đảo trước, trong và sau sự kiện Gạc Ma tháng 3/1988. |
“Nhiều người đến đây đã khóc khi nghe lại chi tiết của trận đánh bảo vệ đảo ngày 14/3/1988”, cô Trần Nguyễn Thảo Trang là giáo viên THCS Lương Thế Vinh (huyện Cam Lâm) tình nguyện làm hướng dẫn viên ở Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma kể lại. |
Mỗi lần thuyết trình cho các đoàn khách, lúc đến vị trí đặt di ảnh của chiến sĩ Trần Quốc Trị (quê xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) cô Trang ngưng lại, chỉ tay lên vị trí ảnh còn để trống: “Xin mọi người một phút, 64 chiến sĩ hy sinh, nhưng chỉ 63 anh hùng có di ảnh, liệt sĩ Trần Quốc Trị không có. Nếu trong đoàn mình ai có thông tin hay di ảnh của anh, hãy liên lạc với chúng tôi”, cô Trang nhắn nhủ. |
Sự kiện ngày 14/3/1988, được ghi lại qua các bức ảnh trưng bày ở Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. |
Diễn biến trận đánh sáng 14/3/1988. |
Bức ảnh chụp 9 chiến sĩ bị Trung Quốc bắt giam giữ trong sự kiện ngày 14/3/1988 và trả về 3 năm sau. |
64 bông hoa tượng trưng cho 64 chiến sĩ đã hy sinh trên đảo Gạc Ma. Ngoài ý nghĩa tâm linh, khu tưởng niệm cũng là điểm đến cho tất cả mọi người muốn tìm hiểu, tri ân những chiến sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc. |
“Chúng tôi muốn bất cứ ai đến tham quan Khu tưởng niệm đều sẽ biết sự kiện quân Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam như thế nào. Đây là sẽ nơi để nhiều thế hệ người Việt, cũng như du khách quốc tế biết về một giai đoạn lịch sử hào hùng bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc của cha ông”, đại diện Khu tưởng niệm nói. |
Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước đóng góp kinh phí (khoảng 150 tỷ) đồng để xây dựng. Công trình khởi công năm 2015 và đi vào hoạt động tháng 7/2017. |
Đại điểm Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa. Ảnh: Google Maps. |
Theo: Zing News