Ngày 18-11, ông Đàm Hải Vân – Trưởng phòng Bảo tồn Ban quản lý vịnh Nha Trang cho biết qua đánh giá ban đầu, bão số 12 đã gây gãy, vỡ khá nhiều rạn san hô ở các khu vực trong vịnh Nha Trang. Đặc biệt, xung quanh phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn Mun, cách bờ khoảng 20-30m, ở độ sâu 3-4m, tỉ lệ san hô bị gãy, vỡ trên 50%. Các rạn san hô bị gãy, vỡ là san hô cứng nằm ở khu vực phía Nam đảo Hòn Mun. Còn các rạn san hô nằm ngoài khu vực trên vẫn an toàn và đảm bảo, duy trì được mật độ.
Rạn san hô bị gãy, vỡ tại phía Nam Hòn Mun.
Rạn san hô bị gãy, vỡ tại phía Nam Hòn Mun.
Các thợ lặn nhặt những san hô bị gãy, vỡ còn đủ điều kiện sống để đem đi phục hồi.
Các thợ lặn nhặt những san hô bị gãy, vỡ còn đủ điều kiện sống để đem đi phục hồi.

Trước tình hình trên, Ban quản lý đã tiến hành đánh giá, khảo sát mức độ hư hại do bão gây ra và tham vấn các chuyên gia của Viện Hải dương học để phục hồi các rạn san hô nói trên. Các rạn san hô bị gãy, vỡ nhưng còn đủ điều kiện sống được nhặt lại và đem đi phục hồi ở khu vực phía Bắc đảo Hòn Mun trên các rạn san hô chết. Theo nhận định, tỉ lệ sống của các rạn san hô này có thể đạt 60 -70%. Tuy nhiên phải đợi một thời gian sau mới đánh giá được kết quả vì những rạn san hô này đã bị gãy, vỡ cách đây 2 tuần nên công tác phục hồi gặp nhiều khó khăn. 

Các thợ lặn tiến hành phục hồi san hô tại khu vực phía Bắc đảo Hòn Mun.
Rạn san hô bị gãy, vỡ khá nhiều.
Các thợ lặn tiến hành phục hồi san hô tại khu vực phía Bắc đảo Hòn Mun.
Các thợ lặn tiến hành phục hồi san hô tại khu vực phía Bắc đảo Hòn Mun.
Một số rạn san hô đã được phục hồi.
Một số rạn san hô đã được phục hồi.

Trong quá trình thực hiện, ban quản lý nhận được sự giúp đỡ về người, phương tiện của các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Dự kiến công việc phục hồi rạn san hô tại đây sẽ diễn ra khoảng 1 tuần.

HÒA TRANG