Bo Tai nguyen va Moi truong noi gi sau loat bai ‘Ma tran vang den'? hinh anh 1Hoạt động khai thác, tẩu tán than lậu vẫn diễn ra “nóng bỏng” ở nhiều vùng đất mỏ. (Ảnh: H.V/Vietnam+)

Liên quan đến thông tin khai thác than trái phép, tuồn lậu xít than diễn biến phức tạp tại một số vùng đất mỏ đã được Báo Điện tử VietnamPlus phản ánh trong loạt bài “Ma trận vàng đen” trong cơn khát… năng lượng, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết “sẽ tổ chức đoàn đi kiểm tra ngay, nếu phát hiện vi phạm sẽ kiên quyết xử lý.”

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus về việc để xảy ra tình trạng khai thác than trái phép, tuồn lậu xít than, cơ quan nào sẽ phải chịu trách nhiệm?, ông Lại Hồng Thanh-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định: “Đúng là thời gian qua đang xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, trong đó có than như báo phản ánh.”

Theo ông Thanh, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã được quy định cụ thể về trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. “Còn Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các bộ ngành khác xây dựng cơ chế phối hợp. Khi phát hiện khai thác khoáng sản trái phép, chúng tôi sẽ kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường để kịp thời ngăn chặn, xử lý kịp thời,” ông Thanh nói.

TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA

Ông Thanh cũng cho biết, vừa rồi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng than lậu tại tỉnh Quảng Ninh. Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam cũng đã yêu cầu tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, khả năng Bộ sẽ rà soát lại.

Đối với phần xít, ông Thanh cho biết, đơn vị này đang báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để có cơ chế quản lý.

“Thực chất, xít là than chất lượng thấp vẫn có thể dùng cho vật liệu đốt dân dụng. Nếu doanh nghiệp muốn thu hồi thêm để tăng nguồn thu cho Nhà nước thì không ai cấm, nhưng việc này phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép. Việc báo cáo để đảm bảo kê khai sản lượng tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Cái này Bộ đã có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, và địa phương cũng đã gửi cho TKV và Tổng công ty Đông Bắc,” ông Thanh nhấn mạnh.

Nói rõ hơn về trách nhiệm của Bộ, ngành và địa phương trong việc để xảy ra tình trạng khai thác than trái phép, tuồn lậu xít than diễn ra rầm rộ tại các tỉnh Sơn La, Thái Nguyên, Quảng Ninh, ông Thanh cho hay: “Nếu như ở các mỏ chưa cấp phép, hay khoáng sản tại bãi thải (đối với mỏ đã đóng cửa), thì phải được Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp giấy phép nghiệm thu. Trong trường hợp để xảy ra tình trạng khai thác than, bán xít trái phép thì trách nhiêm thuộc về ủy ban các cấp của tỉnh.”

Hiện nay, theo Nghị định 108, các địa phương phải ban hành phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, quy chế phối hợp giữa các địa phương.

Đối với phạm vi các mỏ đã được cấp phép, nếu như khoáng sản, than ở bãi thải đang hoạt động như trường hợp của Mỏ than Phấn Mễ, Khánh Hòa…, thì doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ cấp thế nào thì doanh nghiệp được khai thác như thế.

“Còn những loại khoáng sản khác, kể cả đá trong khu vực mỏ than hay than chất lượng thấp ở bãi thải, TKV cũng không được quyền hiểu đó là của họ, hay họ tự làm gì thì làm. Nếu khai thác, bán thì phải báo cáo. Tất nhiên, Bộ sẽ cân nhắc việc có ủy quyền cho cấp tỉnh hay không,” ông Thanh lưu ý.

Đại diện Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cũng cho biết, nếu xảy ra trong phạm vi các mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, thì Bộ sẽ xử lý. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Thứ hai là thu hồi các nghĩa vụ tài chính, nếu doanh nghiệp chưa nộp sẽ truy thu như thuế tài nguyên.

“Trách nhiệm ở đây trước tiên là thuộc về doanh nghiệp, bởi vì nhà nước đã giao cho họ tài sản đó. Nếu doanh nghiệp để thất thoát sẽ phải chịu trách nhiệm và cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xử lý,” ông Thanh nói.

Về phía công tác quản lý nhà nước, ông Thanh cho biết: “Nếu giấy phép thuộc Bộ cấp thì chúng tôi sẽ đi kiểm tra ngay. Vừa rồi chúng tôi cũng đã có văn bản yêu cầu TKV báo cáo thông tin liên quan đến hoạt động tại khu vực ‘Thiên đường than lậu’ tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.”

[Chuyên gia nói gì việc điều chỉnh giá điện trước ‘sức ép năng lượng’?]

Bo Tai nguyen va Moi truong noi gi sau loat bai ‘Ma tran vang den'? hinh anh 2Một bãi tập kết xít than bên ngoài Mỏ than Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: H.V/Vietnam+)

Trước đó, Báo Điện tử VietnamPlus đã đăng tải loạt bài Ma trận vàng đen” trong cơn khát… năng lượng. Loạt bài đề cập đến việc thời gian qua ngành than và ngành điện bỗng được nhắc đến nhiều hơn không phải bởi câu chuyện giá mà là hàng loạt nhà máy thủy điện trên cả nước lâm vào cảnh “đắp chiếu” hoặc hoạt động nửa vời, cầm chừng vì… thiếu nước. Cùng đó, một số nhà máy nhiệt điện cũng phải tạm ngừng hoạt động vì khan hiếm nguồn than. Nguy cơ thiếu điện trong mùa khô sắp tới đang trở nên hiện hữu!

Đi tìm hiểu cội rễ, Báo Điện tử VietnamPlus phát hiện ra rất nhiều nghịch lý, trong đó nổi lên là hành trình khó hiểu của than. Khi mà theo dự kiến năm 2019 nhiệt điện than sẽ chiếm tới 48% lượng điện của cả nước cũng là lúc phát lộ ra con đường vô cùng lắt léo và vòng vo của nguyên liệu cho nhiệt điện: Than trong nước được “xúc” lên xuất bán sang Trung Quốc với giá thấp, để rồi, than lại nhập khẩu lại với giá cao từ các thị trường Indonesia, Nga, Australia… và cả Trung Quốc…/.

Hùng Võ (Vietnam+)

Theo: Viet Nam Plus