nơi ‘đầu sóng ngọn gió’ Trường Sa

TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA

Trường Sa, vùng đất thiêng liêng giữa biển trời không chỉ là nơi đồn trú, bảo vệ hải phần của người lính biển qua hàng thế kỷ, mà đó còn là quê hương, nơi có bao em nhỏ cất tiếng khóc chào đời, nơi tình yêu lớn lên bằng niềm tự hào dân tộc Việt Nam.

Đầu tháng 5/2019, phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) cùng gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương và nhiều địa phương trên cả nước đã có chuyến hải trình vượt trùng khơi nối đất liền với đảo xa để thăm và động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 – những người đang ngày đêm vững chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đến với Trường Sa, ít ai ngờ rằng, nơi đây mỗi năm có tới 131 ngày bão và mỗi tháng có từ 13 – 20 ngày gió mạnh. Nhưng dẫu có sóng to, gió lớn đến nhường nào thì sức sống vẫn luôn căng đầy ở nơi đầu sóng.

Từ đầu tới cuối hải trình đến với biển đảo Trường Sa, đâu đâu cũng hiện hữu hình ảnh kiên cường, hiên ngang của những cây phong ba, bão tố, bàng vuông… bất chấp sự hà khắc của thời tiết vẫn xanh tươi, vươn mình trong nắng gió mặn mòi. Đó cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho những người lính đảo kiên cường bám trụ nơi đầu sóng để thực hiện ý nguyện cao cả, thiêng liêng “giữ yên biển đảo quê hương.”

Giữa trùng khơi của biển, hải trình đến với Trường Sa như vẫn còn in dấu cha ông từ thuở xa xưa đi mở mang bờ cõi, in dấu những con tàu với những chiến sỹ hải quân nhân dân anh hùng đi giải phóng quần đảo thân yêu, in dấu những người con đất Việt trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ biển đảo quê hương mình.“/>

Bởi thế, trong cuộc sống thường nhật trên đảo, cán bộ, chiến sỹ Trường Sa không chỉ có lòng quả cảm kiên trung, vững vàng trong mọi thử thách trước giông bão, chủ động tăng gia sản xuất để cải thiện cuộc sống mà còn phải xác định nhiệm vụ cao cả bảo vệ chủ quyền, cảnh giác trước mọi diễn biến trên vùng biển đảo, trước mọi âm mưu của các thế lực thù địch. Trên dưới một lòng, giữ niềm tin tuyệt đối nơi hậu phương, sự khát khao cống hiến, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc.

Để hôm nay, Trường Sa căng đầy sức sống…!

trên đá giữa muôn trùng sóng nước

Không còn là những hòn đảo “cô đơn” giữa trùng khơi bởi sự khô khốc, nắng lửa mặn mòi; không phô trương “hoành tráng” như những hòn đảo nhân tạo “mọc lên” ở phía ngoài lãnh hải. Huyện đảo Trường Sa giờ đây đã trở thành điểm đến mong đợi nhất của mỗi người con đất Việt, được chạm vào “da thịt” của Tổ quốc mình.

Trên khắp đảo nổi, đảo chìm, từng đàn gà vịt kiếm ăn bên bờ biển, những vườn rau xanh mướt, đàn cá bơi tung tăng bên cầu cảng, những dãy cây bàng vuông, phong ba, bão táp cổ thụ ngát hương hoa tạo thành những “dải đê xanh” chắn sóng. Tất cả những hình ảnh bình yên ấy nhìn chẳng khắc gì bức tranh thôn quê đầy sức sống ở đất liền.

Cảng Cam Ranh một chiều đầu tháng 5, nắng pha lê trong vắt rải đều lên khắp mặt vịnh. Đúng 17 giờ, sau mấy hồi còi, tàu kiểm ngư KN 491 rẽ sóng vươn khơi chở gần 200 thành viên đoàn công tác số 9 đến với các đảo, điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, để được thấy, chạm vào một phần “da thịt” của Tổ quốc mình.

Sau 36 giờ lênh đênh giữa biển cả bao la, vượt qua gần 300 hải lý, hầu hết mọi người đều cảm giác chống chếnh vì lần đầu trải qua một hành trình dài trên biển. Vậy nhưng, khi vừa thấy những khối nhà bê tông của đảo Đá Lớn (điểm đến đầu tiên của hải trình) hiện lên sừng sững giữa biển xanh bao la, vườn rau xanh ngát, lá cờ đỏ sao vàng hiên ngang tung bay giữa nắng gió mặn mòi, ai ai cũng vỡ òa hạnh phúc.

Đặt chân lên đảo, hình ảnh đầu tiên là cột mốc chủ quyền và người chiến sỹ hải quân rắn rỏi bồng súng đứng gác trang nghiêm. Xung quanh đảo là mênh mông biển nước. Doanh trại của các chiến sỹ chỉ là ngôi nhà được xây dựng trên nền đá san hô ngập nước, không sân, không vườn mhưng nhờ tình yêu và lòng quyết tâm của những người lính đảo mà nơi đâu cũng thấy rõ sự sống bất diệt. Trên đảo, các chiến sỹ vẫn tăng gia sản xuất, nuôi lợn gà. Rau vẫn xanh và hoa vẫn nở trên đá giữa muôn trùng sóng nước.

Trong điều kiện xa đất liền, còn đó bao khó khăn, gian lao, những hy sinh mà ở đất liền khó có thể hình dung đầy đủ, thì ở nơi đây, những người lính Trường Sa quyết không đầu hàng sự khắc nghiệt. Hàng ngày, ngoài nhiệm vụ canh giữ vùng trời, vùng biển, họ tận dụng từng khoảng trống, chắt chiu giọt nước ngọt, dành thời gian chăm trồng các loại rau xanh (như rau muống, mồng tơi, bầu đất, cải), nuôi gia cầm, gia súc, đánh bắt cá, tự túc một phần thực phẩm tươi sống.

Một chiến sỹ bảo rằng, để đỡ nhớ nhà, nhiều người còn mang theo cả những giống cây quen thuộc của từng vùng quê ra trồng. Mỗi mầm cây sống là một niềm vui lớn, hy vọng cho đảo thêm xanh.

Nếu như trong đất liền, trồng rau là chuyện quá đỗi bình thường thì ở giữa biển cả mênh mông chỉ có cát biển, nắng, gió và san hô, nước ngọt “quý như vàng” thì việc có những vườn rau xanh tốt tươi quanh năm trên đảo (nhất là ở những đảo chìm) quả thật là chuyện phi thường.

Thực tế, để có được màu xanh của rau tươi trên đảo chỉ có cát và san hô, cách trồng rau cũng mang đặc trưng riêng khác nhau tùy theo yếu tố “chìm,” “nổi” của từng đảo. Nếu như ở các đảo nổi Trường Sa Ðông, An Bang, rau được trồng trong những khu vườn nhỏ và phải được chăm sóc tỉ mỉ, che chắn cẩn thật để tránh gió, bão, sóng biển cùng hơi nước mặn thổi vào thì tại các đảo chìm Thuyền Chài, Đá Lát, Đá Tây, Đá Đông,… muốn có rau xanh, lính đảo lại phải trồng ở trong từng khay nhựa và chậu đá, đặt ở trong phòng và trên nóc nhà.

Theo anh Nguyễn Hồng Tiến, Chính trị viên đảo An Bang, trong điều kiện ở đảo gặp nhiều khó khăn, việc trồng rau phải được chăm sóc cực kỳ công phu vì đất, phân vi sinh, giống cây, rau được chở ra từ đất liền ra. Nước ngọt trên đảo rất hiếm, nước mưa hứng được dự trữ trong các bể, thùng phuy để dành cho ăn uống…

Vượt qua khó khăn, những người lính Trường Sa trên đảo An Bang đã nghĩ cách tái sử dụng lại nước ngọt để tưới rau. Không những vậy, để rau luôn tươi xanh, họ phải thường xuyên theo dõi khí hậu thời tiết trên biển, khi nào có gió mùa thì tổ chức che chắn, hết gió lại mang ra phơi nắng cho rau có đủ lượng ánh sáng mặt trời, để lá to mà không bị hư hỏng.

“Ở Trường Sa quanh năm nắng chói chang, thế nhưng lại là nơi trồng rau xanh rất tốt, có những chiếc lá mồng tơi còn to bằng bàn tay. Chỉ tính riêng năm 2018, đảo đã thu hoạch được hơn 6 tấn rau xanh, qua đó đảm bảo bộ đội trên đảo luôn được ăn rau xanh 3 bữa mỗi ngày,” anh Nguyễn Hồng Tiến phấn khởi nói.

Đó cũng là lý do mà sau khi nghe báo cáo của đảo An Bang, ông Nguyễn Khắc Hà, Vụ trưởng Vụ Thi đua-Khen thưởng các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương (Ban Thi đua khen thưởng Trung ương) đã khẳng định “đây là kết quả mà một số vùng trong đất liền phải học tập.”

Ông Hà cũng cho rằng việc thi đua khen thưởng tại đảo An Bang rất thiết thực. Đơn cử như việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tại đảo có những hành động rất thiết thực như thi đua trồng rau, nuôi lợn, chăn gà và cho những kết quả ý nghĩa. Ở đây có thể thấy một điều rất rõ, các chiến sỹ rất lạc quan, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của Quân chủng, xứng danh bộ đội cụ Hồ-Chiến sỹ Trường Sa.

Trong suốt hải trình gần 9 ngày đến với Trường Sa, đi qua 10 điểm đảo và Nhà giàn DK1 (Phúc Tần) ở thềm lục địa phía Nam, ấn tượng để lại sâu sắc nhất với người viết là đảo Trường Sa lớn, nơi được xem là “thủ đô” của quần đảo. Nơi đây, màu xanh của cây lá, đặc biệt là những hàng cây bàng vuông trĩu quả bao trùm khắp mọi nơi của đảo như một bức tranh tuyệt đẹp với màu quê hương giữa bốn bề nước biếc.

Ngay khi tàu cập cảng “thủ đô Trường Sa,” đoàn công tác đã được cán bộ, chiến sỹ cùng nhân dân, đặc biệt là các cháu nhỏ hân hoan ra chào đón, cờ đỏ sao vàng phấp phới trong tay. Trường Sa cũng là điểm dừng chân lâu nhất, do đó ngoài thời gian gặp gỡ và tặng qùa cho các cán bộ chiến sỹ, nói chuyện với các hộ gia đình, thăm trường học, chúng tôi còn có thời gian dạo quanh đảo, thăm những vườn rau xanh, đi dưới những dãy cây bằng vuông xanh ngút ngàn. Đây là loại bàng có quả hình vuông 4 cạnh, khi chín quả bàng vuông có màu tím.

Hiện nay, cây bàng vuông có ở nhiều đảo nổi của quần đảo Trường Sa. Trong đó, nhiều cây bàng vuông ở Trường Sa đã được Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) công nhận là cây di sản với 8 nhánh. Có một điều lý thú khác của những loại cây này là mặc dù sống trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng luôn trổ hoa và tỏa hương dịu nhẹ về đêm như một đặc ân của thiên nhiên ban tặng cho vùng biển, đảo Trường Sa thân yêu.

Đặt chân lên đảo, chạm vào “da thịt” Trường Sa mới thấy, nếu như ở đất liền, không khí mát mẻ của những cơn mưa bất chợt trút xuống giữa mùa hè oi bức, thì giữa biển trời Trường Sa, chỉ là nắng gắt và gió biển mặn chát. Chính vì thế, việc trồng “dải đê xanh” ngăn gió biển, tạo bóng mát luôn được các đảo quan tâm. Nhiều đảo còn lấy chỉ tiêu trồng cây xanh hàng năm để đưa vào công tác thi đua.

Ngoài “cây đặc sản” là cây bàng vuông, phong ba, bão táp, ở trên đảo còn có những loại cây được mang từ đất liền ra trồng như cây me, xoài, mít, chanh, ổi, đủ đủ, mù u và dừa. Trong đó, đặc biệt ấn tượng là cây mù u đã trở thành cây di sản với tuổi đời hơn 125 năm.

Giữa cái nắng khắc nghiệt của Trường Sa, màu xanh của những luống rau đã góp phần làm mát dịu không khí oi nồng của biển đảo. Ngoài vườn rau muống, mùng tơi, rau cải tốt tươi thì những vườn rau ở đảo Trường Sa lớn còn có cả rau thơm, tỏi, hành, đinh lăng, ớt cay và một số loại rau củ quả khác.

Chỉ tay vào rặng tre xanh tốt, Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Ðinh Trọng Thắm bảo rằng, mới đầu ở đây chỉ có vài cây tre do chiến sỹ mang từ đất liền ra trồng. Sau đó, tre đã được nhân rộng dần ra thành từng bụi lớn ở nhiều góc của đảo. Những bụi tre được trồng ở đây không chỉ tạo bóng mát, lấy lá cho bò ăn, thân tre dùng để đan lát, măng tre thêm nguồn thực phẩm để cải thiện bữa ăn hằng ngày../.

giữa trùng khơi giúp Trường Sa ‘thay da đổi thịt’

Không chỉ có hồ, bể tích trữ nước mưa, hệ thống máy lọc nước biển thành nước ngọt, một số đảo lớn ở quần đảo Trường Sa còn khơi được những giếng nước trong veo, thân thuộc như những giếng làng quê đầy sức sống ở đất liền…

Không phải thời kỳ đầu những người lính hải quân Lữ đoàn 125 ra giải phóng Trường Sa mới “khát” nước ngọt, mà ngay cả bây giờ, nước ngọt vẫn là “hàng hiếm.” Không chỉ đảo chìm, mà ngay cả đảo nổi như Trường Sa lớn, Nam Yết, Song Tử Tây, nước ngọt cũng hạn chế vào mỗi mùa khô.

Trong bối cảnh điều kiện thời tiết khắc nghiệt, những người lính trường sa trên các điểm đảo và các nhà giàn luôn phải chắt chiu từng giọt nước ngọt. Dẫu vậy, nguồn nước tại “quần đảo bão tố” này vẫn luôn đảm bảo cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, và công việc tăng gia sản xuất hàng ngày.

Chia sẻ về cách sử dụng nước tiết kiệm trên, Đại úy Hoàng Thế Anh, Chính trị viên đảo Thuyền Chài B chia sẻ: “Vào mùa khô, mỗi chiến sỹ chỉ có 12 lít/ngày cho mọi sinh hoạt, từ đánh răng, rửa mặt, đến tắm, giặt. Vì thế, khi nấu cơm, các chiến sỹ thường rửa rau, củ, quả bằng nước biển rồi sau cùng mới dùng nước ngọt để tráng. Nước tráng này được dùng để vo gạo, nước vo gạo lại dùng để tưới rau.”

Cũng như đảo Thuyền Chài B, tại các đảo chìm khác như Tốc Tan C, Đá Tây A hay Đá Lớn B,… nguồn nước ngọt từ nước mưa, nước lợ lọc từ nước biển cũng được các cán bộ, chiến sỹ khai thác, đảm bảo không thiếu nước. Chỉ cần nhìn vào những “vườn rau thanh niên,” những góc sân đầy màu xanh của cây lá, cũng dễ dàng hình dung các chiến sỹ đã tận dụng và sử dụng nước ngọt hiệu quả thế nào.

Thượng tá Lương Quốc Anh, Phó tham mưu trưởng, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân cho biết, trước đây, khi chưa có hệ thống máy lọc nước ngọt và bể chứa nước mưa, lượng nước ngọt trên đảo rất hiếm, chủ yếu được cung cấp từ đất liền và từ nước mưa. Thế nên các đảo phải dùng mọi cách để thu nhận và dự trữ nước mưa. Mùa nắng gắt, bình quân mỗi cán bộ, chiến sỹ chỉ được sử dụng khoảng 6 lít/ngày.

Tuy nhiên, từ năm 2014, nguồn nước ngọt trên các điểm đảo và nhà giàn đã dần được cải thiện. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngoài hệ thống bể chứa nước dự trữ, một số đảo còn được trang bị hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt. Thiết bị này được đầu tư lắp đặt và đưa vào sử dụng khá hiệu quả. Từ nguồn nước đầu vào (nước biển) và đầu ra (nước ngọt) đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Hiện nay, mỗi giờ, thiết bị lọc nước biển trên có thể lọc được trên dưới 50 lít nước ngọt, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và phục vụ nhu cầu tưới tiêu, tăng gia sản xuất ở trên đảo. Quan trọng hơn là, việc cải thiện nguồn nước này đã giúp cán bộ, chiến sỹ yên tâm công tác, chủ động hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và của đảo.

Đơn cử như tại đảo Sinh Tồn Đông, nếu như trước đây, thiếu nước ngọt là chuyện xảy ra thường xuyên “như cơm bữa,” thì nay với sự chung tay của đất liền, máy lọc nước biển thành nước ngọt được vận chuyển ra lắp đặt, đã đáp ứng đủ nguồn nước ngọt phục vụ nhu cầu sử dụng của cán bộ, chiến sỹ trên đảo.

Nhờ có nước ngọt, cây cối, rau xanh trên đảo cũng phát triển tốt tươi hơn. Minh chứng là, chỉ trong năm 2018, đảo Sinh Tồn Đông đã sản xuất được hơn 6 tấn rau xanh các loại, đảm bảo tiêu chuẩn rau ăn 3 bữa cho các cán bộ, chiến sỹ trên đảo. Đồng thời đảm bảo nguồn nước để nuôi lợn, chăn gà vịt, tăng gia sản xuất.

Đến nay, máy lọc nước biển thành nước ngọt đã được lắp đặt ở hầu hết các điểm đảo. Nước sạch sau khi được sử dụng sẽ thẩm thấu vào đất tạo nguồn nước ngầm, giúp cho cây cối trên đảo phát triển tốt tươi, tạo nên màu xanh giữa lòng biển khơi. Nhờ nguồn nước ngọt này, các đảo còn có điều kiện hỗ trợ nước cho các tàu bè và ngư dân đánh bắt cá trên quần đảo Trường Sa mỗi khi thiếu nước…

Đảo Sinh Tồn Đông đã sản xuất được hơn 6 tấn rau xanh các loại, đảm bảo tiêu chuẩn rau ăn 3 bữa cho các cán bộ, chiến sỹ trên đảo. Đồng thời đảm bảo nguồn nước để nuôi lợn, chăn gà vịt, tăng gia sản xuất.” font_size=”2″ block_type=”atavist-pullquote” block_id=”3426486″ atavist-block=”true” contenteditable=”false” data-assets=”” class=”atavist-pullquote atavist-shared atavist-block atavist-block-align-center”/>

Trong đoàn công tác số 9 ra thăm quần đảo Trường Sa lần này, có một người lính đặc biệt. Ông từng là Phó Chỉ huy trưởng rồi Chỉ huy trưởng đảo Đá Nam. 25 năm trước, ông chia tay Trường Sa về đất liền sau 2 năm công tác. Người lính ấy hiện là Đại tá Dương Minh Hiền, Phó chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An.

Trở về đất liền, ông Hiền vẫn luôn mong muốn được trở lại thăm Trường Sa, nơi ông xem như ngôi nhà thứ 2. Nhớ lại năm tháng ở trên đảo, ông Hiền chia sẻ: “Tôi nhớ như in cơn bão quét qua đảo năm 1992, toàn bộ nước ngọt bị cuốn đi. Để có nước sinh hoạt, chúng tôi tự chế bình chưng cất nước biển với một nồi quân y, một chiếc vòi của mặt nạ phòng chống độc và một can nhựa lớn. Nhờ vậy mà chúng tôi đã bám biển cho đến khi được hỗ trợ từ đơn vị.”

Nhấp ngụm nước lọc ngay trên đảo Thuyền Chài B, một trong những đảo chìm ở quần đảo Trường Sa, Chỉ huy trưởng đảo Đá Nam năm xưa nở nụ cười giòn tan: “Giờ thì các đảo, kể cả đổi nổi, đảo chìm đã không còn phải lo xa nước ngọt nữa rồi. Không những thế, các đảo còn hỗ trợ được nước ngọt cho ngư dân trên biển.”

Không chỉ xây dựng những bể chứa nước dung tích lớn để thu giữ nước mưa, lắp đặt máy lọc nước biển thành nước ngọt, một số đảo ở quần đảo Trường Sa còn khơi được những giếng nước bình dị, thân thuộc như ở đất liền, đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ đời sống sinh hoạt và tăng gia sản xuất của quân, dân trên đảo.

Dạo bước theo các con đường dưới những tán lá bàng vuông, phong ba, bão tố quanh đảo Trường Sa lớn trong một buổi chiều nắng biển mặn mòi, những vị khách từ đất liền lần đầu ra thăm không khỏi khỏi ngỡ ngàng trước cảnh lũ trẻ nô đùa trong những chậu nước trong veo vừa múc từ giếng lên tắm gội… Dân đảo lấy nước tưới từ giếng những luống rau tốt tươi trong vườn nhà.

Câu chuyện đào giếng khơi dòng ở đảo Trường Sa lớn vào năm 1988 được ông Nguyễn Viết Nhất kể lại với phóng viên báo chí chẳng khác gì “thước phim lịch sử” tái hiện những ngày tháng khó khăn. Hồi đó, ông Nhất mang quân hàm Trung úy, Phó đại đội trưởng của Đại đội 1, Tiểu đoàn 881, Trung đoàn 131 Công binh Hải quân. Ông vừa là cán bộ quản lý, vừa trực tiếp tham gia đào giếng tại đảo.

“Trường Sa hồi đó thiếu thốn đủ bề. Để sinh tồn, những người lính công binh Hải quân quanh năm phải vật lộn với nắng gió, cấp bách xây đảo. Nước ngọt được chở từ đất liền ra chủ yếu để xây dựng công trình. Còn anh em chúng tôi, mỗi tuần tắm một lần, mỗi người mỗi ngày một lít nước cho mọi sinh hoạt,” ông Nhất nhớ lại.

Cứ thiếu nước thế này sẽ không ổn. Vậy lấy đâu ra nước ngọt cho sinh hoạt bây giờ? Có nên đào giếng không? Liệu đào rồi, nước giếng sẽ mặn hay ngọt khi quanh đảo đâu đâu cũng mặn chát? Mà không thử sao biết có hay không. Cứ đào cái đã!

Nói là làm. Những ngày sau đó, ông Nhất cùng đồng đội ban ngày làm nhiệm vụ, đêm xuống lại tranh thủ đào xuyên qua những lớp đá cứng trong điều kiện thiếu thốn tưởng như khó có thể vượt qua. Quyết không bỏ cuộc, sau một thời gian dùng búa chim bổ xuống mặt đảo, dòng nước đầu tiên cũng được khơi nguồn.

Đầu tháng 2/1988, những người lính đảo vỡ òa hạnh phúc khi nhìn thấy trong lòng giếng có nước, cách mặt đảo 3 mét. Họ vừa vỗ tay vừa đồng thanh hô “có nước ngọt rồi, có nước ngọt rồi.” Một số chiến sỹ chạy về doanh trại lấy xô nhôm, buộc dây thừng thả xuống múc nước…

Nhưng điều kỳ diệu đã không xảy ra. Nỗi buồn lộ rõ trên khuôn mặt của những chàng lính trẻ khi biết đó là nước lợ, không thể nào uống được.

“Không uống được thì để dùng xây đảo. Nghĩ vậy, ngày hôm sau, chúng tôi múc nước giếng lên trộn hồ, nhưng vì nước lợ nên hồ trộn không nhuyễn. Khi xây thử nghiệm, tường vẫn đứng vững, nhưng hôm sau thì ngả màu trắng và bong từng lớp hồ do muối mặn,” ông Nhất thẫn thờ nói.

Biết không thể xây công trình, từ đó chiến sỹ trên đảo đã sử dụng nước giếng để tắm giặt, tưới cây. Sau những giờ thao luyện, họ lại ra giếng dội nước lên người. Chính những xô nước lợ ấy đã giúp họ yên tâm bám đảo, bảo vệ chủ quyền biển đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc.

Sau những giờ thao luyện, họ lại ra giếng dội nước lên người. Chính những xô nước lợ ấy đã giúp họ yên tâm bám đảo, bảo vệ chủ quyền biển đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc.“/>

“Bạn thử nghĩ xem, nếu không có nước giếng này, trong khi hơn nửa năm rồi trời không đổ một cơn mưa thì nơi đây cây cối có thể tốt tươi được thế này không. Nói điều này để thấy, giếng nước đã góp phần tăng thêm ‘sức sống’ cho cây lá, cũng như làm mát dịu hơn cho đảo,” Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Ðinh Trọng Thắm chia sẻ.

Theo lời ông Thắm, đối với người dân và cán bộ, chiến sỹ trên đảo, giếng nước ngọt giống như một bầu sữa quý giá giữa trùng khơi. Trong điều kiện nguồn nước gặp nhiều khó khăn, chính nước giếng này đã góp phần “nuôi lớn” những hàng cây bàng vuông, phong ba, bão táp và nhiều loại cây ăn trái được mang từ đất liền ra chăm sóc.

Nhờ có nguồn nước tưới cây, từ năm 2018 đến nay, đảo Trường Sa lớn đã trồng thêm được 1.547 cây bóng mát; rau muống biển phủ xanh 107.000m2 đất trống…

Hiện nay, toàn quần đảo Trường Sa có 3 đảo lớn là Song Tử Tây, Nam Yết, Trường Sa lớn có giếng. Những giếng nước được khơi dòng gần 30 năm trước đến nay đã được cải thiện, giúp những hàng cây trải dài khắp các đảo lớn, đảo nhỏ ở Trường Sa có một màu xanh đầy sức sống như những làng quê ở đất liền.“/>

“Ở đây nước ngọt luôn là thứ hàng hiếm, cần nhất. Không thể tưởng tượng được cuộc sống của người dân và cán bộ, chiến sỹ trên đảo sẽ như thế nào nếu không có giếng nước ngọt này,” chị Nguyễn Thị Phương Dung, một hộ dân ở trên đảo Trường Sa lớn, ưu ái dành chữ “nước ngọt” cho giếng nước lợ đào giữa trùng khơi.

bằng năng lượng sạch

Ít ai biết rằng, để có những “vườn rau thanh niên,” từng khối nước ngọt hay những hàng cây bàng vuông, phong ba xanh tốt tươi trên khắp “quần đảo bão tố,” một phần là nhờ có mạng lưới điện dùng để vận hành hệ thống máy lọc nước biển thành nước ngọt, giúp quân và dân trên đảo sử dụng vào hoạt động tăng gia sản xuất, tưới tiêu, tô thêm màu xanh, sức sống cho biển đảo Trường Sa thân yêu.

Đến nay, giữa trùng khơi, điện mặt trời và điện gió đã thắp sáng 33 điểm đảo và Nhà giàn ở quần đảo Trường Sa, qua đó cung cấp tới 90% nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động an ninh quốc phòng và sinh hoạt trên vùng biển, đảo quê hương.

Trường Sa mùa biển lặng, bầu trời xanh vời vợi. Biển thân thiện đến lạ kỳ. Bao quanh là bãi cát trắng dài mềm mại nối với biển khơi xanh thẳm. Nơi đây, quanh năm nắng gió thất thường với vô số những điều kỳ thú. Nhưng chính sự hoang sơ của tự nhiên như năng lượng gió, bức xạ mặt trời là điều kiện lý tưởng để nơi đây đầu tư hệ thống năng lượng sạch quy mô, đồng bộ.

Ngay khi bước lên đảo Trường Sa lớn, người viết vô cùng ấn tượng trước những hàng cột quạt gió cao ngạo nghễ quay tít. Đâu đâu trên những mái nhà ngói đỏ cũng được phủ thêm một màu xanh bóng nhoáng của tấm pin mặt trời để khai thác tối đa nguồn năng lượng sạch từ Mẹ thiên nhiên.

Chia sẻ về việc khai thác và sử dụng nguồn điện sạch trên đảo, Thượng tá Đinh Trọng Thắm, Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa lớn cho biết, những năm trước đây, nguồn điện ở Trường Sa là bài toán nan giải.

“Những năm đầu mới giải phóng, điện trên đảo chỉ đủ để sử dụng trong khoảng thời gian từ 1-2 tiếng đồng hồ. Phần lớn nguồn điện này được mang từ đất liền ra bằng những bình ắc-quy tích trữ điện hay phát bằng máy nổ chạy dầu diesel nên vừa tốn kém vừa ô nhiễm,” Thượng tá Thắm chia sẻ.

Nhấp ngụm trà đặc quánh vừa pha mời khách, Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa lớn nở nụ cười giòn tan nói: “Giờ thì đảo gần như được cấp điện 24/24 giờ từ nguồn năng lượng gió và mặt trời. Đảo được thắp sáng mỗi đêm, các chiến sỹ được xem thời sự, được nghe đài đều đặn. Điện được sử dụng cho mọi sinh hoạt hàng ngày. Nhiều sinh hoạt tập thể của người dân, cán bộ chiến sỹ, cũng như công tác khám chữa bệnh, dạy học trên đảo đã thuận tiện hơn rất nhiều.”

Theo lời Thượng tá Thắm, sở dĩ nguồn điện sạch trên đảo hiện đã được sử dụng 24/24 giờ là bởi toàn đảo hiện có hàng chục tua-bin năng lượng gió và hàng trăm tấm pin năng lượng mặt trời, trung bình mỗi giờ gom được hơn 130 KW điện. Nhờ đó, sau 10 năm kể từ khi lắp hệ thống điện, Trường Sa lớn luôn rực sáng ánh đèn.

Là cư dân trên đảo Trường Sa lớn, anh Lâm Ngọc Huynh chia sẻ, từ ngày ra sinh sống tại đảo, gia đình anh luôn được bảo đảm đầy đủ nguồn điện thắp sáng và sinh hoạt hàng ngày. Các cháu có đèn để học, được xem tivi, tham gia các hoạt động cộng đồng vào các buổi tối để chia sẻ, gắn bó nghĩa tình quân, dân.

Đảo được thắp sáng mỗi đêm, các chiến sỹ được xem thời sự, được nghe đài đều đặn. Điện được sử dụng cho mọi sinh hoạt hàng ngày…”” font_size=”2″ data-alignment=”right” block_type=”atavist-pullquote” block_id=”3426604″ atavist-block=”true” contenteditable=”false” data-assets=”” class=”atavist-pullquote atavist-shared atavist-block atavist-block-align-right”/>

“Sau nhiều năm gắn bó, tôi thấy cuộc sống ở đây cơ bản đầy đủ, không khác ở đất liền nhiều. Cũng nhờ sự quan tâm, hỗ trợ đầy đủ về đời sống vật chất lẫn tinh thần của đất liền và cán bộ chiến sỹ ở nơi đầu sóng ngọn gió này đã giúp người dân chúng tôi vững tin và sống có trách nhiệm hơn,” anh Huynh phấn khởi nói.

Không chỉ đảo nổi mới không còn “lo xa” nguồn điện, mà hầu hết các đảo chìm, nhất là đảo nhỏ, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa hình khó khăn như Thuyền Chài B, Tốc Tan C, Đá Lớn B… hệ thống năng lượng sạch cũng được khai thác hiệu quả. Trên khắp các đảo, những cột quạt gió gắn tua-bin năng lượng cùng tấm pin mặt trời được lắp đặt kiên cố, phủ kín trên từng mái nhà, doanh trại của bộ đội.

Ấn tượng nhất là đảo Đá Lớn B. Trên đảo có hệ thống tua-bin gió hiện đại, cao hàng chục mét, cánh quạt dài đến vài mét, sơn màu trắng rất bắt mắt. Các tua-bin được bố trí xây dựng xung quanh doanh trại đón gió nhiều hướng để biến thành điện năng. Trên mái nhà, những tấm pin mặt trời cũng được lắp đặt kiên cố kết nối với “trạm năng lượng” để tạo thành lưới điện chung cung cấp cho đảo.

Theo Thượng úy Hoàng Văn Cảnh, Chỉ huy trưởng điểm B đảo Đá Lớn, trước đây, khi chưa có hệ thống điện sạch từ năng lượng gió và pin mặt trời, cuộc sống, sinh hoạt của anh em chiến sỹ trên đảo rất vất vả, vừa thiếu điện lại thiếu nước. Cán bộ, chiến sỹ luôn được quán triệt phải sử dụng tiết kiệm. Điện thì chủ yếu sử dụng máy nổ nhưng rất hạn chế, vì thế các hoạt động trên đảo bị ảnh hưởng rất lớn.

“Nhờ có hệ thống điện khai thác từ nguồn năng lượng sạch và ăng ten tiếp sóng truyền hình, các chiến sỹ đã được theo dõi và cổ vũ trận thi đấu của đội tuyển U23 Việt Nam, cùng hòa chung niềm vui chiến thắng và lòng tự hào dân tộc với cả nước.”” font_size=”2″ block_type=”atavist-pullquote” block_id=”3426629″ atavist-block=”true” contenteditable=”false” data-assets=”” class=”atavist-pullquote atavist-shared atavist-block atavist-block-align-left”/>

Tuy nhiên, những năm gần đây, từ khi chủ động được nguồn điện sạch khai thác ngay ở trên đảo, cuộc sống của cán bộ, chiến sỹ đã được cải thiện rõ rệt. Bộ đội được xem tivi, nghe nhạc. Ban đêm, khi trời không có gió, vẫn có quạt điện để quạt mát nhờ các bình ắc-quy tích điện ban ngày. Ngoài ra, nguồn điện này còn giúp máy lọc nước biển thành nước ngọt để cung cấp nước sinh hoạt cho cho đảo.

Nhớ lại thời điểm giải bóng đá vô địch U23 châu Á năm ngoái, Thượng úy Cảnh chia sẻ: “Nhờ có hệ thống điện khai thác từ nguồn năng lượng sạch và ăng ten tiếp sóng truyền hình, các chiến sỹ đã được theo dõi và cổ vũ trận thi đấu của đội tuyển U23 Việt Nam, cùng hòa chung niềm vui chiến thắng và lòng tự hào dân tộc với cả nước.”

Chỉ huy trưởng điểm B đảo Đá Lớn cũng lưu ý, tuy các bình ắc-quy dùng để tích trữ điện có tuổi thọ trung bình chỉ khoảng gần 4 năm nhưng do thường xuyên được quan tâm bảo dưỡng, thay mới nên việc cung ứng điện không gặp trục trặc gì. Vào mùa không có gió thì điện hạn chế hơn nhưng riêng việc cấp điện cho các phụ tải liên quan đến máy móc, thiết bị cần thiết phải vận hành thì luôn được đáp ứng.

Trường Sa giờ đây đã thực sự “thay da đổi thịt,” là “quần đảo ánh sáng” được tạo ra từ nguồn năng lượng sạch bằng tua-bin gió và pin mặt trời.

Vậy nhưng, đi dưới những hàng quạt gió cao ngạo nghễ quay tít, những mái nhà phủ kín tấm pin mặt trời trong xanh như màu đại dương ấy, là những trăn trở, những nỗ lực không ngừng nghỉ của những “người lính” làm nhiệm vụ bảo dưỡng thiết bị. Ngay cả trong mùa mưa bão, họ cũng luôn phải có mặt để khắc phục sự cố, đảm bảo các điểm đảo không bị “tắt” nguồn sáng, ảnh hưởng đến nhiệm vụ.

Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus trong hải trình ra thăm Trường Sa, anh Đinh Trịnh Hoài Trung, nhân viên văn phòng Công ty điện lực Ninh Thuận (Tổng công ty điện lực miền Nam), cho biết anh được phân công ra Trường Sa để làm nhiệm vụ quản lý hệ thống, cũng như triển khai kiểm tra, sửa chữa mạng lưới điện trên các điểm đảo và nhà giàn sau khi điện mặt trời, điện gió được vận hành.

Để kịp thời khắc phục hệ thống lưới điện trên toàn quần đảo, mỗi năm chúng tôi phải luân phiên thay nhau đi 2-3 lần quanh các điểm đảo và nhà giàn, mỗi lần đi mất vài ba tháng. Dịp đầu năm, biển lặng nên anh em đi các điểm đảo bảo dưỡng, sửa chữa khá thuận lợi. Tuy nhiên, vào mùa mưa bão thì việc đi lại rất khó khăn.

Mỗi khi hệ thống lưới điện trên các điểm đảo gặp sự cố, họ vẫn phải thay nhau đi tới để khắc phục, đảm bảo “ánh sáng” trên các đảo không bị giãn đoạn kéo dài.” font_size=”2″ block_type=”atavist-pullquote” block_id=”3426639″ atavist-block=”true” contenteditable=”false” data-assets=”” class=”atavist-pullquote atavist-shared atavist-block atavist-block-align-center”/>

“Thông thường, vào mùa mưa bão, hệ thống lưới điện trên các đảo bị trục trặc nhiều hơn. Nếu ở đất liền, khi xảy ra sự cố, việc khắc phục sẽ không quá khó khăn. Nhưng ở giữa trùng khơi này, để khắc phục là cả vấn đề lớn bởi việc di chuyển bằng tàu thuyền khi sóng to, gió lớn gặp rất nhiều trở ngại,” anh Trung chia sẻ.

Nhưng không vì thế mà những “người lính ánh sáng” như anh Trung chùn bước trước gian khó. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, điều kiện thời tiết khắc nghiệt đến đâu, mỗi khi hệ thống lưới điện trên các điểm đảo gặp sự cố, họ vẫn phải thay nhau đi tới để khắc phục, đảm bảo “ánh sáng” trên các đảo không bị giãn đoạn kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động quan trọng trên đảo.

Sự hỗ trợ từ đất liền là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải lúc nào lưới điện trên các điểm đảo gặp sự cố, những người làm công tác bảo trì, khắc phục lưới điện từ đất liền cũng có mặt kịp thời để khắc phục. Trong hoàn cảnh đó, cán bộ, chiến sỹ trên các điểm đảo và nhà giàn cũng thành… thợ điện.

Cho tới nay, nguồn điện sạch đảm bảo tương đối tốt cho người dân và cán bộ chiến sỹ trên các đảo và nhà giàn.“/>

về phát triển ‘nông nghiệp tự túc’ trên đảo Trường Sa

Mỗi năm thu được hơn 6 tấn rau các loại; khu chăn nuôi với hàng chục con lợn; những đàn gà, vịt như “cố máy” đẻ trứng sạch tung tăng bên bờ biển… là những điển hình tăng gia sản xuất cho thấy khả năng hậu cần tại chỗ của cán bộ, chiến sỹ trên các điểm đảo Trường Sa.

14 giờ chiều, nắng vàng phủ khắp đảo Sinh Tồn Đông, hòn đảo xinh đẹp như một dải lụa giữa trùng khơi. Nếu như ở nhiều đảo khác, màu xanh cây lá chỉ của bàng vuông, phong ba, bão táp thì ở Sinh Tồn Đông, bước chân lên đảo, chúng tôi như cảm giác lạc vào một khu sinh thái với bạt ngàn cây cảnh, những vườn rau xanh mướt.

Sinh Tồn Đông còn được những người lính nơi đây gọi là đảo hoa với những hàng hoa giấy đủ màu sắc đỏ, tím, vàng…

Theo lời kể của các chiến sỹ, hoa giấy được mang từ đất liền ra trồng từng luống như hàng rào che chắn, khi hoa nở tạo thành những dải tím hồng, gợi nhớ hình bóng quê hương. Dưới bầu trời trong xanh, hoa giấy càng tôn thêm vẻ đẹp cho đảo.

Bên cạnh việc tạo cảnh quan, hơi thở cho đảo, rau xanh là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong đời sống của các cán bộ, chiến sỹ. Nhờ có nước ngọt, mái che và sự chăm chỉ của người lính, nên xung quanh đảo đâu đâu cũng hiện hữu màu xanh của rau muống, mồng tơi, rau cải.

Dẫn chúng tôi ra thăm vườn rau thanh niên, vườn rau hậu cần, chiến sỹ Nguyễn Văn Trung chia sẻ, ngoài nhiệm vụ huấn luyện, canh gác, việc trồng rau, tăng gia sản xuất vừa là nhiệm vụ để cải thiện đời sống trên đảo, vừa là niềm yêu thích của các chiến sỹ nơi đây. Chính vì vậy, các anh luôn nâng niu từng luống rau, từng chậu hoa, cây cảnh để cho đảo thêm xanh và đầy sức sống.

Điều ấn tượng là, không chỉ trồng được hoa và rau xanh giữa trùng khơi, một số đảo còn sản xuất được khối lượng rau “khổng lồ,” khiến những vị khách từ đất liền lần đầu ra Trường Sa không khỏi giật mình, thậm chí ngỡ như “chuyện cổ tích.”

Đơn cử như các đảo Trường Sa Đông, An Bang, dù diện tích đất hạn hẹp, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nước ngọt hạn chế, nhưng trong năm 2018, các đảo đã thu được hơn 6 tấn rau, đảm bảo chế độ rau xanh 3 bữa/ngày cho cán bộ, chiến sỹ.

Để có được thành tích trên, theo chàng lính trẻ Võ Ngọc Anh Thao (sinh năm 1999, quê ở Bà Rịa Vũng Tàu), hàng ngày sau những giờ huấn luyện, các chiến sỹ lại thay nhau ra vườn rà từng luống rau… bắt sâu, rồi tận dụng nước tắm, giặt đem tưới. Nhờ đó, những luống rau ngày thêm xanh và phát triển tốt tươi.

Có chứng kiến cái nắng, cái gió của Trường Sa, tận mắt nhìn các chiến sỹ cần mẫn bắt sâu thay vì dùng thuốc phun thuốc, chắt chiu từng ca nước tưới vào những khay, thùng composite trồng rau được phủ kín xung quanh bằng những tấm bạt nylon để tránh sóng gió, mới thấy hết ý nghĩa của số lượng rau thu được.

Đó cũng là lý do mà sau khi nghe báo cáo của đảo An Bang, ông Nguyễn Khắc Hà, Vụ trưởng Vụ Thi đua-Khen thưởng các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương (Ban Thi đua khen thưởng Trung ương) đã đề nghị đoàn công tác dành những chàng vỗ tay cho nỗ lực của đảo. Bởi theo ông Hà “đây là kết quả nghe như chuyện cổ tích nhưng có thật, mà một số vùng đất liền cần phải học tập.”

Thực tế, để có được màu rau xanh trên đảo, cách trồng rau cũng phụ thuộc vào yếu tố “chìm,” “nổi” của từng đảo. Nếu như ở các đảo nổi, rau được trồng trong những khu vườn, được che chắn cẩn thận thì tại các đảo chìm Thuyền Chài, Đá Lát, Đá Tây, Đá Đông,… muốn có rau xanh, lính đảo lại phải trồng ở trong từng khay nhựa và chậu đá, đặt ở ngay trong phòng và trên nóc nhà.

Trước đây, việc trồng rau xanh ở Trường Sa trải qua không ít gian nan nhưng gần đây, được sự chi viện từ đất liền, những hạt giống rau tốt nhất và phù hợp với thời tiết ở đảo, các thùng composite, khay nhựa đã được chuyển ra. Điều này giúp các chiến sỹ rất nhiều trong khâu ươm giống và chăm sóc để có những vườn rau xanh mát, những vườn cây ăn quả như đu đủ, dưa, mía, chuối… cho chất lượng và năng suất cao.

Không chỉ trồng rau xanh, chăm cây cảnh để tạo cảnh quan giữa trùng khơi, cán bộ, chiến sỹ trên quần đảo Trường Sa còn tích cực triển khai những mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm hiệu quả, góp phần cải thiện bữa ăn, đảm bảo sức khỏe và góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nhờ đó, sức sống ở Trường Sa không chỉ dừng lại ở màu xanh cỏ cây, hoa lá mà còn có cả sự hiện diện của những đàn lợn, gà, vịt to béo đến ngỡ ngàng.

Chính trị viên đảo An Bang Nguyễn Hồng Tiến cho biết, để công tác chăn nuôi phát triển, thời gian qua, đảo luôn coi trọng việc thuần chủng các giống lợn thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt trên đảo; tận dụng nguồn thức ăn dư thừa; tăng cường che chắn, củng cố hệ thống chuồng trại. Thời kỳ lợn sinh sản, tổ chăn nuôi thường xuyên lập kế hoạch phòng, chống dịch bệnh theo mùa vụ.

Chỉ từ vài con lợn giống từ đất liền đưa ra, nay đã hình thành đàn với đủ các loại lợn thịt, lợn nái, lợn giống. Do tự nhân giống nên cả đàn lợn đã thích nghi được với thời tiết thay đổi liên tục ở trên đảo.

Hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên đảo An Bang có trên một trăm con. Nhờ được chăm sóc kỹ lưỡng, gia súc, gia cầm trên đảo phát triển rất tốt, trong đó, nhiều con lợn có trọng lượng lên tới hơn 120kg.

Câu chuyện lợn nặng tới hơn 120kg được nuôi bằng rau xanh và cơm thừa ở giữa trùng khơi, mới đầu nghe có vẻ hơi khó tin, nhưng khi ra thăm đảo, tận mắt chứng kiến những đàn heo béo nịch mới thấy được sự kỳ công, vất vả của những cán bộ, chiến sỹ ở nơi đầu sóng ngón gió, chăm lo đời sống cho đảo.

Ở đảo An Bang, lợn, gà, vịt được đưa vào khu chăn nuôi tập trung. Trong đó, lợn chiếm phần lớn diện tích. Tại đây, lợn được chia thành từng chuồng khác nhau, từ lợn con, lợn nái, lợn sinh sản… Phía ngoài cửa chuồng có gắn biển tên từng loại lợn và cân nặng. Trong đó, chuồng lợn nái lớn nhất với cân nặng 120-160kg/con.

Không chỉ tăng gia sản xuất hiệu quả, góp phần cải thiện từng bữa ăn cho cán bộ, chiến sỹ, nhiều đảo ở Trường Sa còn hỗ trợ được cho ngư dân ở trên biển. Đơn cử như đảo Sinh Tồn Đông, nhờ tích cực, chủ động tăng gia sản xuất, chăn nuôi, đánh bắt hải sản, năm 2018, bình quân giá trị tăng gia sản xuất đạt 1,355 triệu đồng/người (vượt chỉ tiêu 0,37%). Ngoài đảm bảo đúng đủ tiêu chuẩn cho bộ đội, đảo còn cấp nước ngọt và ủng hộ rau xanh cho ngư dân đánh bắt hải trên ngư trường.

Tại đảo chìm Đá Đông C, dù địa hình khó khăn, “ngôi nhà” của bộ đội nhỏ nhoi giữa mênh mông biển nước, song cán bộ chiến sỹ trên đảo vẫn có cách chăn nuôi riêng để cải thiện từng bữa ăn. Những con vịt nhà được đưa ra đảo khi mới được 1 tháng tuổi bơi tung tăng giữa biển khơi được ‘huấn luyện’ để thích nghi với thời tiết.

Riêng đàn lợn được đảo ưu tiên ở một góc kín gió và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Vào mùa biển động, các chiến sỹ sẵn sàng di chuyển lợn lên tận phòng ngủ để tránh sóng và nước biển tràn lên…

Đảo trưởng đảo Đá Đông C Trịnh Thế Hải cho biết, ở đây, mọi người đều tham gia chăn nuôi. Cứ làm rồi thành quen. Cũng bởi thế nên giờ đây, ai cũng có “kinh nghiệm đầy mình” về phương pháp chăn nuôi lợn, chó và các loại gia cầm.

Từ việc chủ động chăn nuôi, trồng trọt nhằm củng cố chất lượng các bữa ăn trong điều kiện khá khó khăn cho thấy tính sáng tạo và năng động của các chiến sỹ hải quân Trường Sa. Với tinh thần đoàn kết, đồng lòng, những người lính Cụ Hồ đã và đang chinh phục, vượt qua thử thách trong cuộc sống, trong lao động và chiến đấu.

Hơn tất cả, việc tăng gia, trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản để đảm bảo đời sống của quân, dân trên đảo như là sự khẳng định ý chí, khao khát tự vươn lên vượt qua những khó khăn, thách thức. Các thế hệ người Việt tiếp nối nhau sinh ra, lớn lên, là minh chứng cho sự trường tồn trên quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc../.

giúp ngư dân vững tin bám biển

Nắng tháng 5 cháy rát, trời xanh ngăn ngắt, lộng gió mang theo hơi muối mặn mòi. Trong cái nắng ấy, cán bộ chiến sỹ Trường Sa vẫn tập trung huấn luyện, canh giữ biển đảo, tích cực tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống. Các anh còn là cầu nối “chở” Luật ra khơi để truyên truyền, giúp ngư dân đánh bắt cá giữa ngư trường hiểu và chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật pháp trong nước và quốc tế.

Nhờ đó, ngư dân đã vững tin vươn khơi, bám biển, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự, an toàn trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Một sáng mùa hè ở đảo chìm Thuyền Chài B, trời xanh ngăn ngắt, những chiếc tàu của bà con ngư dân dập dềnh neo đậu xung quanh đảo sau một đêm trắng quần thảo đánh bắt cá giữa ngư trường. Từ xa xa, cờ đỏ sao vàng trên nóc tàu bay phấp phới, tiếng hò reo của ngư dân vang lên khi thấy đoàn công tác từ đất liền ra thăm Trường Sa.

Vậy là, sau hải trình 5 ngày trên biển, chúng tôi đã thấy bóng dáng những ngư dân giữa trùng khơi. Tới gần, từng cánh tay giơ lên vẫy chào, những lời hỏi thăm vọng sang khiến từng thành viên đoàn công tác đều thấy vui, tự hào. Đó là ngư trường, là lãnh hải của Tổ quốc.

Sau cuộc gặp chớp nhoáng với tàu cá của ngư dân tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi được xuồng KN 491 chở vào thăm đảo. Báo cáo với đoàn công tác, Đại úy Trần Văn Lãm, Chỉ huy trưởng điểm B đảo Thuyền Chài cho biết, mặc dù điểm đảo đóng quan xa đất liền, điều kiện khí hậu thủy văn khắc nghiệt, nhưng cán bộ chiến sỹ trên đảo luôn quán triệt tốt mọi nhiệm vụ, trên dưới một lòng, giữ gìn biển đảo.

Mặc dù điểm đảo đóng quan xa đất liền, điều kiện khí hậu thủy văn khắc nghiệt, nhưng cán bộ chiến sỹ trên đảo luôn quán triệt tốt mọi nhiệm vụ, trên dưới một lòng, giữ gìn biển đảo.” font_size=”2″ block_type=”atavist-pullquote” block_id=”3429747″ atavist-block=”true” contenteditable=”false” data-assets=”” class=”atavist-pullquote atavist-shared atavist-block atavist-block-align-center”/>

Không chỉ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, cán bộ chiến sỹ đảo Thuyền Chài B còn thực hiện có hiệu quả và chấp hành nghiêm kỷ luật dân vận, tích cực giúp đỡ ngư dân ra khai thác thủy hải sản ở khu vực đảo. Khám, tư vấn và cấp, phát thuốc cho ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Bình Thuận, Quảng Ngãi.

“Trong quá trình tiếp xúc cũng như mỗi lần ngư dân vào xin thuốc, chúng tôi lại tổ chức phổ biến, truyên truyền cho ngư dân nắm được tình hình khu vực và các quy định trong khai thác hải sản như: Không đánh bắt cá bằng hình thức đánh thuốc nổ, không khai thác ngoài phạm vi lãnh hải, không gây xung đột với tàu cá của các nước láng giềng,” Đại úy Lãm nhấn mạnh.

Ngoài ra, cán bộ, chiến sỹ đảo Thuyền Chài B cũng luôn coi việc đồng hành, giúp đỡ và làm điểm tựa cho bà con ngư dân là trách nhiệm, nghĩa vụ trong làm kinh tế biển, xây dựng nền quốc phòng an ninh trên biển. Với vai trò là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, trong những năm qua, đảo luôn đồng hành cùng ngư dân, bảo vệ môi trường hòa bình trên biển.

Gần 30 năm công tác trong Hải quân nhân dân Việt Nam, trong đó có hơn một thập kỷ chỉ huy ở nhiều điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Thượng tá Đinh Trọng Thắm-Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa lớn khẳng định ngoài các nhiệm vụ chính ở đảo, những năm qua, cán bộ chiến sĩ trên đảo luôn đẩy mạnh tuyên truyền bà con ngư dân về vị trí vai trò của biển, những pháp lý căn bản về đánh bắt hải sản hợp pháp; hỗ trợ kịp thời cho bà con ngư dân trong suốt hành trình ra khơi.

Tự hào là người lính Hải quân đang làm nhiệm vụ ở đảo Trường Sa lớn-“thủ đô” của quần đảo Trường Sa, Trung úy Trần Đình Điệp khẳng định biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.” font_size=”2″ data-alignment=”right” block_type=”atavist-pullquote” block_id=”3429784″ atavist-block=”true” contenteditable=”false” data-assets=”” class=”atavist-pullquote atavist-shared atavist-block atavist-block-align-right”/>

“Đảo cũng thực hiện tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, cấp cứu, sửa chữa máy móc, ngư cụ cho ngư dân khi có sự cố; bảo vệ tính mạng, tài sản cho bà con ngư dân. Mục tiêu chung là nâng cao chất lượng hiệu quả, vận động hỗ trợ bà con ngư dân khai thác thủy hải sản an toàn, đúng pháp luật; gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, cùng các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo,” Thượng tá Thắm nói.

Tự hào là người lính Hải quân đang làm nhiệm vụ ở đảo Trường Sa lớn-“thủ đô” của quần đảo Trường Sa, Trung úy Trần Đình Điệp khẳng định biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Vì thế, tuyên truyền về biển đảo theo chủ trưởng của Đảng và Nhà nước là vấn đề luôn cần phải đẩy mạnh.

Theo Trung úy Điệp, việc tuyên truyền ở đây không chỉ góp phần giúp ngư dân đánh bắt ở trên biển hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật pháp, mà còn để ngư dân yên tâm là bên cạnh luôn có lực lượng hải quân, biên phòng, cảnh sát biển cùng các lực lượng sẵn sàng hỗ trợ ngư dân khi công tác đánh bắt cá gặp khó khăn, cũng như gặp sự cố ở trên vùng biển của mình.

“Với tinh thần đó, thời gian qua, chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ với ngư dân để tuyên truyền, cũng như phát tờ rơi phổ biến các quy định của Luật Biển cho ngư dân đánh bắt thủy hải sản ở xung quanh đảo, để họ hiểu và thực hiện đúng chủ trương, không để sự cố đáng tiếc xảy ra,” anh Điệp nói thêm.

‘Tuyên truyền về biển đảo theo chủ trưởng của Đảng và Nhà nước là vấn đề luôn cần phải đẩy mạnh.’“/>

Lực lượng quân y ở đảo cũng đã hỗ trợ nước ngọt, tổ chức khám chữa bệnh, tiến hành cấp cứu và đảm bảo tốt việc cấp phát thuốc. Qua đó thắt chặt hơn tình đoàn kết của cán chiến sỹ và nhân dân trên đảo, trên biển để người dân yên tâm vươn khơi bám biển và thực hiện chiến lược biển Việt Nam.

Từ bao đời nay, hành trình vươn khơi của ngư dân không chỉ là bám kế sinh nhai, mà đó còn là hành trình đánh dấu chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Những đoàn thuyền cắm lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa biển khơi là những “cột mốc sống,” ngư dân trên thuyền là những người giữ cột mốc bền bỉ, kiên cường.

Đặc biệt, với tinh thần “Quyết tâm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn”; “Mỗi ngư dân là một chiến sỹ, mỗi con tàu là một cột mốc bảo vệ biển đảo”… cùng với sự hỗ trợ của các lực lượng làm nhiệm vụ trên các vùng biển, đảo, nhà giàn, bà con ngư dân đã thực sự yên tâm ra khơi bám biển, đánh bắt thủy hải sản, phát triển kinh tế…

“Quyết tâm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn”; “Mỗi ngư dân là một chiến sĩ, mỗi con tàu là một cột mốc bảo vệ biển đảo”“/>

Ngư dân Nguyễn Văn Toàn quê ở Bình Định đã đánh bắt cá ở ngư trường Trường Sa gần chục năm nay cho biết, đánh bắt cá ngoài khơi xa thiếu thốn đủ bề, nhưng nhờ được các đảo hỗ trợ nước ngọt, thuốc men, hỗ trợ khi tàu bị trục trặc gặp sự cố hư hỏng, nên bà con rất vui mừng. Cũng nhờ các cán bộ, chiến sỹ trên đảo nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện nên ngư dân yên tâm bám biển.

“Thời gian qua, mặc dù chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc đánh bắt, đã có những chiếc tàu của ngư dân hư hại ngoài các ngư trường xa bờ, nhưng điều đó không làm chúng tôi sợ hãi mà bỏ ngư trường truyền thống của mình, là vùng biển, đảo mà ông cha ta từ ngàn xưa để lại,” ông Toàn chia sẻ.

Chứng kiến sự đổi thay qua từng năm ở Trường Sa, Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân cho biết, từ năm 2006 đến nay, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Quân chủng Hải quân đã ký kết tuyên truyền biển đảo với 63 tỉnh thành và 15 cơ quan Trung ương. Qua chương trình ký kết, việc tuyên truyền biển đảo đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy chính quyền, cơ quan đoàn thể và nhân dân cả nước về vị trí, vai trò của biển đảo.

Đồng thời, qua phối hợp tuyên truyền về biển đảo, các cấp ủy chính quyền, cơ quan đoàn thể… cũng đã đóng góp cho Quân chủng Hải quân xây dựng các công trình thiết yếu ở trên đảo, chia sẻ, động viên quân và dân trên các điểm đảo và nhà giàn đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hành trình vươn khơi của ngư dân không chỉ là bám kế sinh nhai, mà đó còn là hành trình đánh dấu chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. ” font_size=”2″ block_type=”atavist-pullquote” block_id=”3429920″ atavist-block=”true” contenteditable=”false” data-assets=”” class=”atavist-pullquote atavist-shared atavist-block atavist-block-align-center”/>

“Mỗi năm ra các điểm đảo ở quần đảo Trường Sa đều thấy sự thay đổi rất nhiều từ điều kiện sinh hoạt đến khả năng kháng lực của các lực lượng trên đảo. Qua phối hợp tuyên truyền biển đảo, nhân dân cả nước cũng hiểu thêm về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quân chủng Hải quân. Chính công tác giáo dục, tuyên truyền, sự quan tâm của cả nước, chế độ chính sách cải thiện… nên các lực lượng, chiến sỹ trên đảo rất yên tâm, xây dựng được bản lĩnh tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo, xử lý các tình huống trên biển, các trang thiết bị sẵn sàng chiến đấu,” vị Thiếu tướng Hải quân nói.

Về công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Biển cho ngư dân trên biển, Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện khẳng định đây là trách nhiệm chung, vì thế cấp ủy chính quyền các địa phương, các lực lượng biển, hải quân, biên phòng cần có trách nhiệm phối hợp tuyên truyền cho ngư dân, để bà con ngư dân chấp hành pháp luật, không khai thác vượt quá giới hạn không vi phạm lãnh hải của các nước trong khu vực.

“Riêng với lực lượng Hải quân, theo điều kiện của mình cũng đã in, cấp phát tờ rơi, tuyên truyền cho ngư dân. Vừa qua, Quân chủng Hải quân cũng đã có chương trình phối hợp để ngư dân ra khơi có trách nhiệm, chấp hành Luật Biển, cũng như yên tâm bám biển trong quá trình đánh bắt cá trên ngư trường,” Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện nói thêm.

“Đã có những chiếc tàu của ngư dân hư hại ngoài các ngư trường xa bờ, nhưng điều đó không làm chúng tôi sợ hãi mà bỏ ngư trường truyền thống của mình, là vùng biển, đảo mà ông cha ta từ ngàn xưa để lại.”” font_size=”2″ data-alignment=”left” block_type=”atavist-pullquote” block_id=”3429959″ atavist-block=”true” contenteditable=”false” data-assets=”” class=”atavist-pullquote atavist-shared atavist-block atavist-block-align-left”/>

Chia sẻ với phóng viên VietnamPlus trong chuyến ra thăm Trường Sa, ông Phạm Ngọc Cảnh-Phó Bí thư Huyện ủy Quỳnh Lưu (Nghệ An), cho rằng hành trình vươn khơi của ngư dân không chỉ là bám kế sinh nhai, mà đó còn là hành trình đánh dấu chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Vì thế, với lợi thế ven biển, địa phương luôn tạo điều kiện cho ngư dân ra khơi làm nghề đánh cá, phát triển kinh tế địa phương.

“Tuy nhiên, để ngư dân ra khơi an toàn và có trách nhiệm, chúng tôi cũng tuyên truyền, gắn trách nhiệm cho ngư dân như thành lập các tổ dân quân tự vệ trên biển…,” ông Cảnh nhấn mạnh./.

‘tiếp lửa’ thương yêu cho lính đảo Trường Sa

Với chiến sỹ Trường Sa, có một hậu phương thấu hiểu, đặc biệt là từ người vợ ở quê nhà, luôn là nguồn động viên lớn, là động lực “tiếp lửa” để họ yên tâm công tác, coi “đảo là nhà, biển cả là quê hương,” ngày đêm bám biển bảo vệ Tổ quốc.

Trong những ngày thăm Trường Sa, những câu chuyện bình dị của người lính đảo về hậu phương quê nhà khiến đoàn công tác với gần 200 thành viên không khỏi xúc động.

Câu chuyện của Đại úy Trịnh Thế Hải (sinh năm 1991), Đảo trưởng đảo Đá Đông C là minh chứng cho thấy những thiệt thòi, nhưng luôn tự hào của người vợ hậu phương. Năm 2018, trong một lần về phép, Hải quen với người vợ hiện tại qua mạng xã hội Zalo, sau đó một thời gian ngắn, hai gia đình quyết định tổ chức đám cưới.

“Trước khi cưới và ra đảo, em đã làm tư tưởng với cô ấy. Em bảo: anh là chiến sĩ Trường Sa, công tác ở ngoài đảo xa, nếu em chấp nhận thì mình cưới nhau chứ 10 ngày nữa anh phải đi rồi. Thấy cô ấy gật đầu, thế là hai gia đình tổ chức cưới. Trước lúc đi, cô ấy bảo anh cứ yên tâm công tác, em và gia đình rất tự hào về anh. Nghe vợ nhắn nhủ vậy, bản thân cũng yên tâm hơn,” Đại úy Hải chia sẻ.

Làm nhiệm vụ ở đảo xa, nên Tết đầu tiên khi mới cưới vợ, Hải cũng không thể ở nhà, nhưng qua điện thoại, vợ và người thân gia đình vẫn luôn động viên chàng chiến sĩ trẻ cố gắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đến nay, chiến sỹ Trịnh Thế Hải đã trải qua 3 năm ăn Tết ở trên đảo và trải qua 2 lần làm đảo trưởng.

“Cứ mỗi lần được nghỉ phép về đất liền, nhiều khi nằm ngủ cũng mơ thấy đảo. Lần đầu tiên ra đảo, em thấy biển đảo đẹp lung linh như thiên đường, không nơi nào thiêng liêng và nhiều kỷ niệm như ở đảo. Cũng vì thế nên em luôn muốn gắn bó với biển đảo của Tổ quốc, quê hương,” Đại úy Trịnh Thế Hải nói thêm.

Trong chuyến hải trình ra thăm Trường Sa lần này, câu chuyện để lại nhiều ấn tượng nhất là bài văn viết về người bố lính đảo (trung úy Trần Đình Điệp) của con gái Trần Lê Ngọc Ánh. Trong thời gian 4 năm gắn bó với Trường Sa, người lính quê xứ Nghệ phải xa gia đình nhỏ của mình, nhưng nhờ sự quan tâm, động viên của vợ và con gái, nên lúc nào anh cũng tươi vui, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

“Năm 2008, tôi nhận nhiệm vụ tại đảo An Bang. Mới ra được khoảng 1 tháng thì vợ sinh con đầu lòng ở quê nhà. Lúc được về phép, con gái đã 14 tháng. Lần đầu gặp cha, nghe mẹ nói ‘bố Điệp kìa,’ con gái liền đưa tay cho tôi bế. Cử chỉ của con khiến tôi lặng người. Sau đó, hai bố con cứ ôm nhau quấn quýt,” anh Điệp nhớ lại.

Hướng ánh mắt về phía những đứa trẻ đang vui đùa trên đảo, anh Điệp nở nụ cười kể: “Hồi con gái học lớp 2, cô giáo ra đề bài viết về một kỷ niệm đáng nhớ nhất với người thân trong gia đình. Con đã kể lần tôi về thăm nhà. Nội dung con viết ‘hôm ấy, bố về không báo trước, lặng lẽ đứng đón con ở cổng trường. Lúc tan học, bình thường mẹ đón, nay thấy bố từ xa, con gọi lớn tên bố rồi lao tới ôm chồm lấy người lính đảo của mình’!”

Câu chuyện về người bố lính đảo Trường Sa được con gái Trần Lê Ngọc Ánh đưa vào bài tập làm văn khiến cô giáo và cả lớp bùi ngùi, xúc động.

Anh Điệp chia sẻ: “Dù tôi thường xuyên công tác ở đảo xa, ít thời gian ở cạnh con gái nhưng hễ ai nhắc, cháu đều tự hào kể về tôi, kể về công việc bố đang làm và về Trường Sa. Mỗi lần gọi về nhà, có chuyện gì vui cháu cũng kể, rồi còn động viên bố yên tâm công tác.”

Là người có gần 30 năm công tác trong Hải quân nhân dân Việt Nam, trong đó có hơn một thập kỷ canh giữ nhiều đảo điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Thượng tá Đinh Trọng Thắm-Đảo trưởng đảo Trường Sa lớn, cho biết từ ngày ra đảo đến nay, thời gian ở bên vợ con rất ít. Cũng bởi nhiều năm xa gia đình, nên mỗi lần nhắc đến vợ, ông Thắm lại trầm ngâm trước những hy sinh của người bạn đời.

“Thời gian ở đảo, cả hai lần vợ sinh con, tôi đều không ở bên cạnh. Đứa đầu lòng, khi tôi đi, vợ mang bầu, đến lúc về phép thì con đã hơn 5 tháng tuổi. Thời điểm vợ sinh đứa thứ 2, theo lịch tôi được về nhưng cùng lúc trong đơn vị có người gia đình có việc rất hệ trọng, nên tôi nhường cơ hội đoàn tụ ấy cho đồng đội. Đến khi về thăm, con đã hơn 1 tuổi rồi,” Thượng tá Thắm nhớ lại.

Dù ít khi về thăm nhà, nhưng với Thượng tá Thắm, xa cách cũng là cơ hội để chứng minh tình cảm vợ chồng và những cuộc gặp trên đảo thêm phần lãng mạn.

“Chuyến đi ấy cũng là dịp cô ấy biết về nơi tôi làm việc, về những vất vả và cả niềm tự hào khi có chồng công tác ở Trường Sa.”“/>

“Năm 2011, khi tôi ở đảo Sinh Tồn Đông thì nhận tin vợ cùng đoàn thân nhân ra thăm. Sau nhiều ngày ngóng chờ, đến lúc gặp nhau, hai vợ chồng ôm chặt, không nói nên lời. Chuyến đi ấy cũng là dịp cô ấy biết về nơi tôi làm việc, về những vất vả và cả niềm tự hào khi có chồng công tác ở Trường Sa,” ông Thắm nhớ lại.

Trong hải trình đến thăm các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa lần này còn có một người lính đặc biệt, ông lấy được vợ nhờ những bức thư lãng mạn gửi về từ biển đảo Trường Sa. Ông từng là phó chỉ huy trưởng rồi chỉ huy trưởng đảo Đá Nam. 25 năm trước, ông chia tay Trường Sa về đất liền sau 2 năm công tác. Đó là Đại tá Dương Minh Hiền, Phó chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An.

Trong câu chuyện với phóng viên VietnamPlus, ông Hiền cho biết từ ngày xa đảo, ông vẫn luôn mong muốn được trở lại thăm Trường Sa-nơi ông từng gắn bó và có nhiều kỷ niệm về tình yêu.

“Thời gian ở đảo Đá Nam, hai vợ chồng tôi đã viết gửi rất nhiều thư cho nhau. Mỗi bức thư, là cả nỗi nhớ, cũng là sự động viên để tôi hoàn thành nhiệm vụ. Cũng nhờ đó, chúng tôi đến với nhau,” ông Hiền chia sẻ.

Sau 2 năm gắn bó với Trường Sa, đến tháng 12/1993, chàng lính đảo Dương Nam Hiền lên tàu trở về đất liền nhận nhiệm vụ mới. Dành tình cảm sâu nặng với biển đảo Trường Sa thân yêu, ông Hiền đã đặt tên con trai đầu lòng là Dương Nam Khánh. Tên cậu con trai cũng là địa danh của hòn đảo Đá Nam, tỉnh Khánh Hòa, nơi ông từng xem như ngôi nhà thứ 2 gắn với tuổi trẻ của mình.

Cũng tại trung tâm của Trường Sa, bên cạnh hoạt động thăm hỏi, tặng quà, động viên các cán bộ chiến sỹ và nhân dân trên đảo, đoàn công tác tỉnh Nghệ An (1 trong 17 đơn vị thành viên của Đoàn công tác số 9) đã tổ chức buổi gặp mặt đồng hương những người con xứ Nghệ ở trên đảo. Rất nhiều chiến sỹ đến từ các huyện trên địa bàn tỉnh như Đô Lương, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Tân Kỳ, Nghi Lộc… khi biết tin đã tới tham dự.

Tại buổi gặp, thay mặt Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An, đồng chí Lê Hồng Vinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh chia sẻ: “Xưa nay chúng ta vẫn thường nói ở đâu gian khó, ở đó có dân Nghệ An. Chúng tôi thực sự rất tự hào khi trên đảo có nhiều chiến sỹ, là người xứ Nghệ đến vậy. Qua đây, tôi cũng đề nghị và mong các đồng chí nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là người chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ, người con xứ Nghệ.”

Đáp lại tình cảm, sự tin yêu từ quê nhà, cán bộ, chiến sỹ, nhân dân người Nghệ An tại Trường Sa khẳng định sẽ luôn phát huy truyền thống quê hương, nỗ lực, cố gắng, vượt qua “bão táp, phong ba” hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.


giữa biển trời Tổ quốc

Trường Sa, vùng đất thiêng liêng giữa biển trời, không chỉ là nơi đồn trú, bảo vệ hải phần của người lính biển qua hàng thế kỷ, mà đó còn là quê hương, nơi có bao em nhỏ cất tiếng khóc chào đời, nơi tình yêu lớn lên bằng niềm tự hào dân tộc.

Trên khắp đảo nổi, đảo chìm của quần đảo Trường Sa hôm nay, đâu đâu cũng hiện ra một màu xanh biếc. Đó là xanh của sức sống, của niềm tin và hy vọng.

Dưới những tán bàng vuông, cây phong ba, bão táp, người dân ngồi chuyện trò rôm rả, những vườn rau xanh mướt, từng đàn lợn, gà say sưa giấc ngủ. Tất cả những hình ảnh bình yên ấy nhìn chẳng khắc gì bức tranh thôn quê đầy sức sống.

Dù gian khổ, thiên tai khắc nghiệt, nhưng sức sống ở Trường Sa ngày càng mãnh liệt, và cùng chung nhịp đập của triệu triệu trái tim hướng tới biển đảo thân yêu.

Dù gian khổ, thiên tai khắc nghiệt, nhưng sức sống ở Trường Sa ngày càng mãnh liệt, và cùng chung nhịp đập của triệu triệu trái tim hướng tới biển đảo thân yêu.“/>

Hàng ngày, ngoài nhiệm vụ canh giữ vùng trời, vùng biển, người lính hải quân còn tăng gia sản xuất, chắt chiu giọt nước ngọt, dành thời gian chăm trồng các loại rau xanh, nuôi gia cầm, gia súc, đánh bắt cá, tự túc một phần thực phẩm tươi sống.

Nếu như trong đất liền, trồng rau là chuyện quá đỗi bình thường thì ở giữa biển cả mênh mông chỉ có cát biển, nắng, gió và san hô, nước ngọt “quý như vàng” thì việc có những vườn rau xanh tốt tươi quanh năm trên đảo (nhất là ở những đảo chìm) quả thật là chuyện phi thường.

Thực tế, để có được màu xanh của rau tươi trên đảo, cách trồng rau cũng mang đặc trưng riêng khác nhau tùy theo yếu tố “chìm,” “nổi” của từng đảo.

Nếu như ở các đảo nổi Trường Sa lớn, An Bang, rau được trồng trong những khu vườn nhỏ, thì tại các đảo chìm như Thuyền Chài, Đá Lát, Đá Đông,… những người lính đảo lại phải trồng ở trong từng khay nhựa và chậu đá, đặt ở trong phòng và trên nóc nhà.

Ấy vậy mà có những đảo như An Bang, Sinh Tồn Đông, mỗi năm vẫn thu hoạch được hơn 6 tấn rau xanh các loại, qua đó đảm bảo bộ đội trên đảo luôn được ăn rau xanh 3 bữa mỗi ngày.

Không chỉ trồng rau xanh, chăm cây cảnh để tạo cảnh quan giữa trùng khơi, cán bộ, chiến sỹ trên quần đảo Trường Sa còn tích cực triển khai những mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm hiệu quả, góp phần cải thiện bữa ăn, đảm bảo sức khỏe và góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nhờ đó, sức sống ở Trường Sa không chỉ dừng lại ở màu xanh cỏ cây, hoa lá mà còn có cả sự hiện diện của những đàn lợn, gà, vịt to béo đến ngỡ ngàng.

Nhìn từ trên cao, các đảo nổi ở Trường Sa đẹp như một thành phố du lịch với những ngôi nhà ngói đỏ, mái xanh bóng nhoáng bởi tấm pin mặt trời, những hàng cây bàng vuông, phong ba, bão tố xanh mướt, cùng hàng quạt gió cao ngạo nghễ quay tít.

Nhìn từ trên cao, các đảo nổi ở Trường Sa đẹp như một thành phố du lịch với những ngôi nhà ngói đỏ, mái xanh bóng nhoáng bởi tấm pin mặt trời, những hàng cây bàng vuông, phong ba, bão tố xanh mướt, cùng hàng quạt gió cao ngạo nghễ quay tít.“/>

Bao quanh là bãi cát trắng dài mềm mại nối với biển khơi xanh thẳm. Nơi đây, quanh năm nắng gió thất thường với vô số những điều kỳ thú. Nhưng chính sự hoang dại của tự nhiên như năng lượng gió, bức xạ mặt trời là điều kiện lý tưởng để nơi đây đầu tư hệ thống năng lượng sạch quy mô, đồng bộ.

Đến nay, giữa trùng khơi, điện mặt trời và điện gió đã thắp sáng 33 điểm đảo và Nhà giàn ở quần đảo Trường Sa, qua đó cung cấp tới 90% nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động an ninh quốc phòng và sinh hoạt trên vùng biển, đảo quê hương../.

Trong chuyến thăm Trường Sa, bên cạnh những món quà vật chất còn có những món quà tinh thần mà người lính đảo giữ gìn như “bảo vật.” Đó là những lời ca, vần thơ chất chứa tình cảm của những người con đất Việt với biển đảo quê hương, tri ân những người lính ngày đêm canh giữ biển trời của Tổ quốc…

Với tình cảm tha thiết của một người con đất liền đã từng ra thăm biển đảo Trường Sa, thông qua thành viên đoàn công tác, nhà báo-nhà thơ Đoàn Ngọc Thu-Phó Tổng Biên tập Báo Điện tử VietnamPlus đã “gói tình cảm” gửi tới các chiến sỹ Trường Sa vào bài thơ “Vọng Vườn Châu” được nhạc sĩ Thanh Phương phối khí và ca sĩ Tùng Dương thể hiện.

Lời bài thơ được Nhà thơ Đoàn Ngọc Thu sáng tác ngay trên chuyến hải trình ra thăm biển đảo Trường Sa trong năm 2016. Khi chị đăng bài thơ lên báo, nhạc sĩ Trần Anh Linh đã phổ nhạc và sau đó được ca sĩ Tùng Dương thể hiện bằng chất giọng nồng cháy, khắc khoải, mang đến cho người nghe nhạc những sắc thái mới.

Khi lời bài thơ được phát bằng điện thoại ở trên các điểm đảo, cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại Trường Sa đã không khỏi xúc động và càng thêm tin yêu trước tình cảm của đất liền gửi gắm tới biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thông qua lời bài thơ “Vọng Vườn Châu,” nhà thơ Đoàn Ngọc Thu muốn nhắn nhủ với các cán bộ, chiến sỹ nơi đầu sóng ngọn gió rằng “đất liền luôn hướng tới Trường Sa, luôn quan tâm và biết ơn các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ giữa biển trời, đang ngày đêm bảo vệ ‘máu thịt’ của Tổ quốc, quê hương mình.”

Giữa biển trời thiêng liêng của Tổ quốc, những bông hoa cúc vàng cùng hơn 200 con hạc trắng do tự tay các thành viên đoàn công tác gấp đã được thả xuống biển khơi, gửi gắm lòng biết ơn vô hạn với những anh hùng liệt sỹ đã hiến dâng xương máu, tính mạng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo đất nước.” font_size=”2″ data-alignment=”right” block_type=”atavist-pullquote” block_id=”3431168″ atavist-block=”true” contenteditable=”false” data-assets=”” class=”atavist-pullquote atavist-shared atavist-block atavist-block-align-right”/>

Điều tiếc nuối nhất của đoàn trong chuyến ra Trường Sa lần này là không lên được Nhà giàn DK1 Phúc Tần. Nhìn từ xa, trên nhà giàn lấp ló các cán bộ, chiến sĩ dõi mắt về phía tàu mà cả đoàn ai cũng ứa lệ. Qua bộ đàm tại phòng điều hành của tàu, các thành viên đoàn công tác đã hát tặng các anh mà không cầm được nước mắt.

Trong số đó, ấn tượng trong tôi là bài Ca cổ “Tâm Sự Trường Sa” của tác giả Trần Việt Trường-Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ.

Chia sẻ với phóng viên VietnamPlus ngay trên boong tàu, tác giả Trần Việt Trường cho biết, bài ca cổ này được sáng tác từ tháng 4/2018 trong lần đầu tiên ông ra thăm Trường Sa. Tuy nhiên, lần đó bài ca cổ chưa hoàn chỉnh và cũng chưa có nghệ sĩ thể hiện.

Sau lần đi đó, tác giả bài ca cổ “Tâm Sự Trường Sa” luôn trăn trở về mong muốn được trở lại Trường Sa để hoàn thành bài ca cổ được sáng tác bằng cả trái tim hướng về biển đảo của mình.

“May mắn đã đến. Và lần này, ngay sau khi có mặt tại điểm đảo đầu tiên của hải trình, tôi đã hoàn thành bài ca cổ và chuyển lời tới nghệ sỹ Hồng Thuỷ luyện giọng. Cuối cùng, trong buổi giao lưu văn nghệ đầu tiên trên tàu KN-491, tôi và nghệ sĩ Hồng Thuỷ đã có thể hiện bài ca cổ cho cả đoàn cùng nghe,” ông Trường chia sẻ.

Bài ca cổ sâu lắng được thể hiện ngay trên tàu, vang vọng giữa biển đảo Trường Sa, khiến gần 200 thành viên đoàn công tác có mặt ở trên tàu rơi nước mắt. Hai tiếng Trường Sa qua lời vọng cổ càng thêm gần với đất liền.

Được tác giả Trần Việt Trường lựa chọn thể hiện bài vọng cổ “Tâm sự Trường Sa” trong một hải trình đặc biệt, nghệ sĩ Hồng Thuỷ đã không giấu nổi xúc động: “Đó là bài vọng cổ ý nghĩa nhất mà tôi đã từng thể hiện. Có hai lý do khiến tôi không kìm được nước mắt, thứ nhất là thể hiện ở giữa biển đảo Trường Sa thân yêu, nơi mà mới nhắc tới đã thấy tự hào. Thứ hai là thể hiện trong sự tiếc nuối, xúc động khi Nhà giàn ở trước mắt mà không thể đặt chân lên, khiến tất cả các thành viên đoàn công tác ở trên tàu chỉ biết vẫy tay và rơi lệ.”

Ngoài bài thơ “Vọng Vườn Châu,” nhà thơ Đoàn Ngọc Thu còn gửi tới các chiến sỹ Trường Sa bài thơ “Đồng hồ cát” bằng ngôn từ lãng mạn, nhưng cũng mang nặng tâm tình, những nỗi nhớ dịch chuyển theo năm tháng của người lính đảo.

Bài thơ này được sáng tác trong chuyến đi ngang qua roi cát gần đảo Song Tử Tây. Các chiến sỹ đã kể cho nữ nhà thơ về sự dung tưởng của họ, nỗi nhớ nhung đất liền qua hình thù doi cát, được biến chuyển theo khí hậu nhiệt đới hai mùa của Quần đảo Trường Sa: Gió mùa Đông Nam thổi qua Trường Sa từ tháng Ba đến tháng Tư, trong khi gió mùa Tây Nam thổi từ tháng Năm đến tháng Mười Một, chị đã viết nên bài thơ này và đọc cho lính đảo nghe. Khi ấy, nhiều người đã không nén được xúc động:

Theo mùa gió thổi

Ngược Tây sang Đông

Dịch chuyển

chiếc đồng hồ cát

Đong thời gian

Nhớ thương dồn thành doi cát

Chạy vòng quanh

Hồn san hô bọt sóng

Kết thành

Trái tim biển

Giữa trùng khơi đập nhịp

Hòa hơi thở đất liền

Xoay hoàng hôn về phía bình minh

Đồng hồ cát

Đong thời gian…

Trong khi đó, tâm sự trước lúc trở về đất liền, bà Hoàng Thị Hiền-Chủ tịch Công đoàn Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: Khi đi thăm và được chứng kiến cuộc sống của những cán bộ, chiến sĩ trên các điểm đảo, nhà giàn với muôn vàn khắc nghiệt, hiểm nguy mới càng thấy trân trọng ý nghĩa cuộc sống trong đất liền. Ta tự hỏi để có được vinh quang này là biết bao người đã ngã xuống hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc, vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng để tô thắm lá cờ Tổ quốc Việt Nam…

Với những tâm tình đó, bà Hiền đã sáng tác bài thơ “Nhớ Trường Sa”:

“Tàu đã đi rồi sao em còn đứng lặng

Biết yêu biển thật nhiều hay muôn thuở vắng anh

Tiếng còi tàu hay tiếng lòng em nức nở

Ôi xuôi ngược dòng đời mới gặp đã chia xa.”

“Phúc Tần ơi, thương lắm Phúc Tần ơi!

Chỉ xải tay thôi mà chẳng kịp nữa rồi

Cơn sóng to, gió nhấn chìm tất cả

Bao say mê, háo hức, đợi chờ

Cuộc chia ly chẳng ai có thể ngờ

Nỗi đớn đau đặt tên thành khoảnh khắc

Nỗi đớn đau đặt tên thành hy vọng

Hẹn gặp lại nhé Phúc Tần ơi!”

Trong giây phút xúc động chia tay Nhà giàn, chị Hồ Thanh Thủy, công tác tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng đã kịp tâm sự vào bài thơ “Gửi anh người chiến sĩ Nhà giàn”:

“Em vẫn biết nơi đại dương sâu thẳm

Đã có anh giữ Cột mốc chủ quyền

Cho đất nước này mãi được bình yên

Thềm lục địa chính là nhà ta đó

Trên Nhà giàn giữa mênh mông sóng vỗ

Anh muốn nghe câu hát của quê nhà…

“Bình minh ngắm cảnh Trường Sa

Hải quân canh giữ ngôi nhà Biển Đông

Trường Sa truyền thống anh hùng

Chống quân xâm lược bạo hung bá quyền

Trường Sa biển đảo thiêng liêng

Nhấn chìm bè lũ bá quyền xâm lăng…

Những bài thơ, bản nhạc chất chứa tình cảm của những người con đất liền ấy được nhiều chiến sỹ Trường Sa ghi chép vào cuốn sổ tay của họ. Tôi nhớ mãi lời của một lính đảo: “Ở đảo dù thiếu thốn, nhưng với sự quan tâm từ đất liền, đặc biệt là những món quà tinh thần đã giúp người lính luôn vững vàng trước sóng to, gió cả, chắc tay súng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”./.

Trong những ngày có mặt giữa bao la biển trời để tới Trường Sa, phóng viên Báo điện tử VietnamPlus đã được tận mắt chứng kiến sức sống mãnh liệt, tình cảm quân dân thắm thiết nơi đầu sóng ngọn gió.

Những đảo chìm năm nào, nay đã được xây dựng kiên cố. Các đảo nổi không khác gì những làng quê yên bình với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, mái chùa cong vút, từng hàng quạt gió cao ngạo nghễ, giếng nước, vườn rau xanh, những đàn bò, lợn, gà vịt… dưới những gốc cây bàng vuông, phong ba cổ thụ xanh mát.

Ở nơi ấy, những người dân trên đảo Trường Sa lớn giản dị, nước da sạm đen vì nắng gió, ngồi quây quần giữa sân nhà uống nước, cười nói rôm rả. Những đứa trẻ mới lớn rong chơi trên con đường rợp bóng mát cây xanh hay trong những bộ đồng phục học sinh tung tăng chạy về nhà sau buổi tan trường.

Hoàng hôn xuống, biển bỗng bình yên với những đàn cá chuồn thi nhau bay lướt sóng. Trong màn đêm, từng giàn khoan sừng sững hiên ngang, thắp sáng “ngọn lửa vĩnh cửu” giữa biển trời. Những chiếc tàu đánh bắt cá của ngư dân sáng lung linh như những ‘ngôi nhà di động.’

Hiên ngang như những hàng cây phong ba, bão tố kiên cường trên đảo để bảo vệ và giữ gìn vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.” font_size=”2″ data-alignment=”right” block_type=”atavist-pullquote” block_id=”3438089″ atavist-block=”true” contenteditable=”false” data-assets=”” class=”atavist-pullquote atavist-shared atavist-block atavist-block-align-right”/>

Những ngày có mặt ở Trường Sa, được gặp gỡ cán bộ chiến sỹ, những người lính hải quân, chứng kiến những buổi thao luyện diễu binh, nói chuyện với người dân trên đảo, chúng tôi cảm nhận rằng họ đều có chung tinh thần lạc quan, trên dưới một lòng, bằng nghị lực phi thường để chống lại giặc ngoại xâm, chống lại sự hà khắc của thiên nhiên. Hiên ngang như những hàng cây phong ba, bão tố kiên cường trên đảo để bảo vệ và giữ gìn vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong hải trình gần 9 ngày đến thăm Trường Sa, đi qua 10 điểm đảo và nhà giàn DK1 Phúc Tần ở thềm lục địa phía Nam, chúng tôi, gần 200 thành viên đoàn công tác số 9 đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Vui có, tiếc nuối có. Nhưng đọng lại trong tâm trí mỗi người là niềm tự hào và lòng tự tôn dân tộc.

Điều tiếc nuối nhất của đoàn trong chuyến ra Trường Sa lần này là không lên được Nhà giàn DK1 Phúc Tần. Theo kế hoạch, cả đoàn đã chuẩn bị sẵn sàng, chờ xuồng được thả, gọi tên là bước xuống. Nhưng đến phút chót vì sóng to đã khiến chuyến thăm không thành. Đoàn công tác đành phải gửi “lời chúc qua loa, tặng quà qua dây.”

Qua hệ thống bộ đàm tại phòng điều hành của tàu, các thành viên đoàn công tác, giọng Nam, giọng Bắc, giọng Trung đã hát tặng các anh mà không cầm được nước mắt. Còn phía đầu dây bên kia, trân quý tình cảm từ đất liền, các anh gửi lời cảm ơn, hứa tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với thanh âm cứng cỏi, bản lĩnh.

Tàu khuất dần, vẫn trông thấy các chiến sĩ Nhà giàn vẫy chào, trên tay họ, lá cờ đỏ Tổ quốc tung bay khẳng định chủ quyền!“/>

Trước khi kéo ba hồi còi tạm biệt, tàu KN491 đã chạy vòng quanh Nhà giàn để hát vang những bài ca và gửi gắm tình yêu của đất liền tới những người lính biển.

Và trong mỗi chúng tôi niềm tin cứ lớn dần lên vì ở nơi đó, giữa Trường Sa thân yêu, và cả vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc luôn có các anh, những người lính đảo anh dũng, kiên cường, bất khuất.

Đúng như lời tổng kết sau chuyến hải trình gần 9 ngày đêm trên biển đảo của Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện-Phó chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, Trưởng đoàn công tác “khi đi mang theo tình cảm, khi về trọn niềm tin yêu.”

Còn với những vị khách từ đất liền, những ngày lênh đênh trên biển không Wifi, không Facebook, Zalo với muôn thứ giải trí của thời đại công nghệ số, nhưng chúng tôi đã có được một khoảng thời gian đầy ý nghĩa, một trải nghiệm quý giá. Đó là được nhìn thấy, cảm nhận rõ hơn về những người con của Tổ quốc đang ngày đêm canh giữ bình yên cho biển đảo quê hương.

Chia tay đảo Trường Sa, con tàu KN 491 không biết bao lần gióng lên tiếng còi xuất phát nhưng đành phải nén lại bởi lời thề của các chiến sỹ hải quân cứ văng vẳng bên tai: “Trường Sa vì Tổ quốc”. “Trường Sa vì Tổ quốc!” và những tiếng hô vang của các đại biểu trên tàu “Tất cả vì Trường sa thân yêu”… lưu luyến tâm trạng của người đi, người ở.

Chuyến hải trình hơn 1.000 hải lý khép lại, nhưng đã thắp sáng niềm tự hào, tự tôn dân tộc, mở ra bao hoài bão cháy bỏng, thôi thúc mỗi người sống và làm việc có ý nghĩa hơn vì Tổ quốc, cho Tổ quốc…

Trở về đất liền đã nhiều ngày, nhưng với người viết, cảm xúc về Trường Sa vẫn vẹn nguyên như lời Bác Hồ vang vọng: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó…” Trong giấc mơ, tôi vẫn thấy sóng, gió, biển, đảo và hình ảnh những chiến sĩ hải quân và ngư dân nơi đảo xa.

Những hình ảnh ấy sẽ còn đọng mãi trong tôi và theo tôi đi suốt cuộc đời. Thế hệ trẻ chúng tôi có niềm tin vững vàng hơn vào những người lính đang ngày đêm vững chắc tay súng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó…” – lời Bác Hồ vang vọng.” font_size=”2″ block_type=”atavist-pullquote” block_id=”3438101″ atavist-block=”true” contenteditable=”false” data-assets=”” class=”atavist-pullquote atavist-shared atavist-block atavist-block-align-right”/>

Xin được kết thúc loạt bài viết bằng “10 lời thề” thể hiện ý chí quật cường, niềm kiêu hãnh của cán bộ chiến sỹ Trường Sa.

Họ đã dành trọn tình yêu và dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, những người lính đảo vẫn trên dưới một lòng bám trụ, và gìn giữ từng tấc đất, hòn đảo, biển trời của Tổ quốc:

1. Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Xin thề!

2. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác. Xin thề!

3. Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, rèn luyện ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề!

4. Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, triệt để chấp hành điều lệnh, điều lệ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và tác phong chính quy, xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu. Xin thề!

5. Nêu cao tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, làm tròn nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước. Xin thề!

6. Luôn luôn cảnh giác, tuyệt đối giữ bí mật quân sự và bí mật quốc gia. Nếu bị quân địch bắt, dù phải chịu cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không bao giờ phản bội xưng khai. Xin thề!

7. Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt trên tình thương yêu giai cấp; hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận; thực hiện toàn quân một ý chí. Xin thề!

8. Ra sức giữ gìn vũ khí trang bị, quyết không để hư hỏng hoặc rơi vào tay quân thù. Luôn nêu cao tinh thần bảo vệ của công, không tham ô, lãng phí. Xin thề!

9. Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng ba điều nên kính trọng dân, giúp đỡ dân, bảo vệ dân; và ba điều răn không lấy của dân, không dọa nạt dân, không quấy nhiễu dân. Để gây lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí. Xin thề!

10. Giữ vững phẩm chất tốt đẹp và truyền thống quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhân dân, luôn tự phê bình và phê bình, không làm điều gì hại tới danh dự của quân đội và quốc thể nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xin thề!./.