Khi đề cập đến những “lò” đào tạo bác sĩ tốt nhất thế giới, Đại học Y Harvard (Mỹ), Đại học Y Oxford (Anh), Đại học Cambridge (Anh) và Đại học Johns Hopkins (Mỹ) là những cái tên không bao giờ thiếu trong danh sách.

Trên thực tế, đây là những ngôi trường đóng góp rất nhiều cho nền y khoa và được công nhận bằng nhiều giải thưởng danh giá. Tiêu biểu như Đại học Y Harvard có 9 giải Nobel được trao cho 15 nhà nghiên cứu kể từ khi được thành lập vào năm 1782.

Không hề kém cạnh, Đại học Y Oxford cũng thu về 16 giải trong khi Đại học Johns Hopkins giành tổng cộng 19 giải.

TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA
Nhung truong y hang dau the gioi tuyen sinh the nao? hinh anh 1
Để duy trì thành tích, các nhà tuyển sinh của những trường y hàng đầu thế giới luôn cố gắng chọn được những ứng viên tốt nhất. 
Ảnh: The New York Times.

Nhiều bác sĩ và nhà khoa học hàng đầu thế giới cũng xuất thân từ những ngôi trường này như GS Adrian Harris – người đi tiên phong trong phương pháp điều trị thuốc dựa vào việc ngăn chặn cung cấp máu đến các khối u; GS Peter Donnelly với công việc xác định các yếu tố nguy cơ di truyền đối với bệnh ung thư vú; GS Herman Waldmann nghiên cứu sự phát triển của một liệu pháp kháng thể cho điều trị bệnh bạch cầu mãn tính.

Đây cũng là nơi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu y khoa mang tính ứng dụng cao. Đơn cử, khoa Y của Đại học Cambridge đã nghiên cứu việc sản xuất mô hình 3 chiều đầy đủ về cấu trúc của gói tín hiệu RNA virus HIV, cơ sở để thiết kế các loại thuốc mới chống HIV.

Để những thành tích này được duy trì, các nhà tuyển sinh luôn cố gắng chọn được những ứng viên tốt nhất. 

Chỉ cho thí sinh 2 cơ hội đăng ký vào trường

Mỹ là một trong những quốc gia đào tạo bác sĩ lâu nhất thế giới, ít nhất 11 năm. 

Hành trình trở thành một bác sĩ có giấy phép hành nghề ở Mỹ vốn đã gian nan và vất vả, để trở thành một bác sĩ có giấy phép hành nghề tốt nghiệp từ những trường hàng đầu như Đại học Y Harvard và Đại học Johns Hopkins còn gian nan và vất vả gấp bội.

Muốn trở thành một sinh viên của những trường này, ứng viên phải chứng minh mình là một trong những người giỏi nhất.

Ngoài những yêu cầu cơ bản như hoàn thành chương trình dự bị y khoa, đạt kết quả tốt trong kỳ thi MCAT (Medical College Admission Test), có thư giới thiệu cũng như đáp ứng yêu cầu về tiếng, ứng viên muốn học tại Đại học Y Harvard hoặc Đại học Johns Hopkins còn phải chứng minh mình có khả năng phân tích, là người nhân văn và sẽ trở thành bác sĩ có y đức.

Đối với sinh viên quốc tế, trường thêm yêu cầu có bằng đại học do Mỹ hoặc Canada cấp. Sau khi đáp ứng đủ những yêu cầu trên, các nhà tuyển dụng mới xét đến bài luận và mời ứng viên tham gia phỏng vấn.

Bên cạnh đó, Harvard chỉ cho mỗi ứng viên 2 cơ hội nộp đơn đăng ký và không chấp nhận những sinh viên chuyển trường.

Trực tiếp phỏng vấn ứng viên

Hành trình trở thành bác sĩ tại Anh ngắn hơn tại Mỹ, chỉ 6 năm học. Tuy nhiên, xét tuyển đầu vào tại các trường y của quốc đảo sương mù lại ngặt nghèo hơn rất nhiều.

Ngoài những điều kiện bất thành văn như khả năng về tiếng, kết quả học tập và bài luận, những người muốn trở thành sinh viên của các trường hàng đầu tại Anh như Đại học Y Oxford và Đại học Cambridge phải là những thí sinh đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi BMAT (Biomedical Admissions Test) vào đúng thời gian quy định.

Tại Đại học Y Oxford, mỗi năm, sau khi xét hồ sơ, trường chỉ mời 425 thí sinh đến phỏng vấn. 150 người xuất sắc sẽ trở thành tân sinh viên của trường.

Trường không chấp nhận bất cứ sinh viên nào mà không qua phỏng vấn. Bên cạnh đó, mọi sinh viên đều phải đủ 18 tuổi trước khi khóa học bắt đầu.

Theo: Zing News