Sáng 1-2, ông Đinh Văn Thiệu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.



TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA
<p style="text-align: justify;">Ông Đinh Văn Thiệu phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.</p>

Ông Đinh Văn Thiệu phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.



Theo dự thảo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2023, trong năm, toàn tỉnh phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều đạt từ 1 đến 1,5%, riêng 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh giảm từ 7% trở lên; không còn hộ nghèo là người có công; hỗ trợ ít nhất 1 thành viên trong độ tuổi lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có việc làm bền vững; 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh) được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp…


Để đạt được các chỉ tiêu nói trên, tỉnh sẽ triển khai thực hiện 7 dự án: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; truyền thông về giảm nghèo…


Ông Đinh Văn Thiệu đề nghị các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm các chương trình, chính sách về giảm nghèo bền vững. Trong đó, chú trọng thực hiện hiệu quả các chính sách, hoạt động về hỗ trợ việc làm bền vững, các mô hình sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo. Các địa phương khẩn trương rà soát lại những trường hợp hộ nghèo không thể thoát nghèo (mất khả năng lao động, bệnh tật, neo đơn…) để xem xét tách riêng và có chính sách hỗ trợ thường xuyên; giao nhiệm vụ cụ thể cho các đoàn thể trong vận động người dân tham gia các chính sách tạo việc làm, xây dựng mô hình tổ, đội lao động tại địa phương và ngoài tỉnh; rà soát và chỉ đạo cấp xã xây dựng kế hoạch hành động về giảm nghèo đảm bảo chi tiết, cụ thể, phù hợp. Sở Xây dựng phối hợp với các địa phương rà soát cụ thể số hộ nghèo, cận nghèo cần xây mới và sửa chữa nhà ở để có chính sách hỗ trợ phù hợp; chủ động tham mưu, đề xuất các chính sách mới phù hợp với thực tế…


V.G

Nguồn: https://www.baokhanhhoa.vn/xa-hoi/202302/nam-2023-toan-tinh-phan-dau-giam-ty-le-ngheo-da-chieu-tu-1-den-15-8275718/