Mấy ngày qua, lợi dụng tình hình thiên tai, nhiều nhà cửa hư hỏng trong khi người dân chưa kịp sửa chữa, nhiều nơi lại chưa có điện chiếu sáng nên có không ít kẻ xấu đã trộm cắp, hôi tài sản của người dân…

Mấy ngày qua, bà Dương Thị Viết Thành – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Tân Thành (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) như người mất hồn bởi cả gia sản là vườn cây cảnh cổ thụ trị giá hàng trăm tỷ đồng bị gãy đổ tan hoang do cơn bão số 12. Căn nhà cấp 4 của gia đình bà cũng bị tốc toàn bộ phần mái, dãy tường rào dài hơn 30m bị đổ sập hoàn toàn. Bà Thành cho biết: “Bão vào, gia đình tôi và nhân viên phải di tản về những nơi an toàn để tránh trú. Sau khi bão tan, tôi xuống vườn cây để kiểm tra thì không tin vào mắt mình bởi hàng loạt cây cảnh cổ thụ có giá trị cao của gia đình bị lấy trộm. Đã vậy, hàng loạt máy bơm nước và các vật dụng, sắt thép, lá tôn làm bờ rào cũng không cánh mà bay. Hàng loạt máy camera gia đình trang bị ở các góc vườn cây cũng bị tháo trộm. Gia đình đã báo cho các ngành chức năng, nhưng đến nay họ vẫn chưa tìm ra kẻ trộm”.

Ngoài bị thiệt hại do trộm cắp, gia đình  bà Dương Thị Viết Thành còn bị bão làm tốc mái nhà

Ngoài bị thiệt hại do trộm cắp, gia đình bà Dương Thị Viết Thành còn bị bão làm tốc mái nhà

Cũng theo bà Thành, đêm 5-11, bà điều nhân viên xuống trông coi, bảo vệ vườn cây thì phát hiện 4 thanh niên đang lẻn vào lấy trộm cây cảnh. Thấy vậy, nhân viên chỉ tri hô chứ không đuổi theo vây bắt vì sợ trộm quay lại trả thù. “Đợt bão lũ này, gia đình tôi bị thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng, còn thiệt hại do bị trộm cắp khoảng 1 tỷ đồng”, bà Thành cho biết.

TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA

Tại huyện Vạn Ninh, bão đã làm cho toàn bộ hệ thống lồng bè của người nuôi trồng thủy sản bị sóng biển đánh trôi dạt vào khắp nơi dọc bờ biển. Bão tan, người dân khắp nơi đổ ra biển tranh giành nhau tháo dỡ bè tôm để lấy gỗ, phuy nhựa. Có người, chỉ sau 2 giờ đã tháo dỡ được gần 100 phuy nhựa. Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản sau bão cũng tìm ra bờ biển để giữ bè nhưng cũng không ngăn nổi được dòng người đang tấp nập vớt, tháo phuy nhựa, gỗ bè tôm, cá. Để lấy lại những vật dụng, tài sản của mình, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản phải bỏ ra hàng chục triệu đồng chuộc lại. Bà Lê Thị Hồng – người dân ở thị trấn Vạn Giã ngao ngán: “Thiên tai đã làm cho hàng nghìn hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn bị thiệt hại nặng nề, vậy mà nhiều người chẳng giúp gì họ còn tranh nhau lấy trộm đồ. Nhiều hộ chỉ còn mỗi bộ khung bè tôm, vậy mà họ cũng không tha cho”.

Ngoài bị thiệt hại do trộm cắp, gia đình  bà Dương Thị Viết Thành còn bị bão làm tốc mái nhà

Ngoài bị thiệt hại do trộm cắp, gia đình bà Dương Thị Viết Thành còn bị bão làm tốc mái nhà

Gió bão đã làm gia đình ông Tuấn ở xã Đại Lãnh bị tốc mất một phần mái nhà, cánh cửa chính bị ngói nhà bên rơi vào làm bể kính. Trong khi đó, điện vẫn chưa có nên đây là điều kiện thuận lợi để kẻ xấu đột nhập lấy mất 2 chiếc điện thoại di động, 1 máy tính bảng với tổng trị giá hơn 30 triệu đồng. “Chúng tôi đã phải gánh chịu quá nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra, vậy mà kẻ trộm còn không tha”, ông Tuấn ngao ngán nói.

“Song song với công tác khắc phục hậu quả của bão, hiện nay, chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng công an huyện và các xã triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn huyện. Đồng thời, tăng cường công tác tuần tra, tuyên truyền, vận động người dân đề cao cảnh giác với các loại tội phạm. Bởi vì, trong lúc nhà cửa chưa sửa chữa xong, điện chưa có là điều kiện thuận lợi để kẻ xấu ra tay”, ông Võ Lục Phẩm – Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết.

PHÚ VINH
 

Theo: Báo Khánh Hòa