Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra Bản đồ toàn cầu về các loại đất nhiễm mặn, đây là một công cụ quan trọng để ngăn chặn quá trình nhiễm mặn và tăng năng suất cây trồng.
Bản đồ ước tính có hơn 833 triệu héc-ta đất bị nhiễm mặn trên toàn cầu (8,7% diện tích hành tinh). Hầu hết đất nhiễm mặn có thể được tìm thấy trong môi trường khô cằn tự nhiên hoặc bán khô hạn ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, bản đồ cũng cho thấy 20 – 50% đất được tưới ở tất cả các châu lục quá mặn, có nghĩa là hơn 1,5 tỷ người trên toàn thế giới phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc trồng cây lương thực do đất bị thoái hóa.
Bản đồ đất nhiễm mặn là dự án hợp tác với sự tham gia của 118 quốc gia và hàng trăm công ty thu thập dữ liệu, cho phép các nhà nghiên cứu xác định nơi nào nên áp dụng các phương pháp quản lý đất bền vững để ngăn chặn quá trình nhiễm mặn và thoái hóa cũng như quản lý bền vững các loại đất bị ảnh hưởng bởi muối. Bản đồ có thể cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách khi đối phó với các dự án thủy lợi và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bản đồ đất nhiễm mặn ra mắt vào ngày khai mạc hội nghị chuyên đề toàn cầu về đất nhiễm mặn. Mục đích của hội nghị chuyên đề là nâng cao nhận thức và chống lại vấn đề này thông qua nhiều công cụ khác nhau. Các thực hành tốt để quản lý và cải tạo đất bị nhiễm mặn đang được trình bày, trong khi một cuộc thi ảnh mang đến cho những người tham gia cơ hội chia sẻ những lời chứng của họ về ảnh hưởng của độ mặn và đất hóa mặn.
Sự kiện này diễn ra trước ngày Đất thế giới vào ngày 5-12 năm nay dành riêng cho các vùng đất bị nhiễm mặn với phương châm “Ngăn chặn tình trạng nhiễm mặn đất, nâng cao năng suất đất”.
T.K