Qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26, chăn nuôi quy mô trang trại đảm bảo an toàn chăn nuôi, vệ sinh môi trường của tỉnh đã chiếm hơn 70% tổng đàn. Về nuôi trồng thủy sản, tỉnh là trung tâm lớn của cả nước về sản xuất giống cá. Với cây trồng, nông dân toàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh về xoài, sầu riêng, bưởi…


Nông nghiệp phát triển đúng hướng

TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA


Điều đáng ghi nhận là nông dân đã phát huy tốt vai trò chủ thể, chủ động tham gia chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Theo đánh giá của Tỉnh ủy, kinh tế nông thôn đã từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới theo hướng tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo.



Vườn rau đạt chuẩn GLOBALGAP của Công ty Cổ phần Thực phẩm Biển Việt ở xã Diên Đồng, huyện Diên Khánh.

Vườn rau đạt chuẩn GLOBALGAP của Công ty Cổ phần Thực phẩm Biển Việt ở xã Diên Đồng, huyện Diên Khánh.



Tuy nhiên, nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa bảo đảm theo yêu cầu; tốc độ tăng trưởng số lượng hợp tác xã hàng năm còn chậm; liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và chuyển giao các mô hình sản xuất tiên tiến còn nhiều hạn chế; khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng một số nông sản của tỉnh còn thấp…

Tập trung yếu tố con người


Chương trình hành động số 42 của Tỉnh ủy đề ra 9 nhiệm vụ và giải pháp. Theo đó, nhiệm vụ và giải pháp hàng đầu là nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ cho nông dân và cư dân nông thôn để đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, làm giàu từ nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó, đẩy mạnh phong trào nông dân khởi nghiệp, nông dân làm kinh tế nông nghiệp thay vì sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ nông dân và cư dân nông thôn nâng cao năng lực quản trị, phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển đổi sang sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao cho nông dân và cư dân nông thôn. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, tạo sinh kế, việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống; thực hiện tốt Đề án giảm nghèo bền vững tại huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh…



Chế biến rong nho đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại thị xã Ninh Hòa.

Chế biến rong nho đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại thị xã Ninh Hòa.



Cùng với yếu tố con người, Tỉnh ủy cũng định hướng phát triển trồng trọt theo hướng hình thành vùng chuyên canh rau màu, cây ăn trái, xây dựng thương hiệu nông sản Khánh Hòa, nhất là các loại nông sản đặc hữu có lợi thế cạnh tranh, như: Sầu riêng Khánh Sơn, bưởi da xanh Khánh Vĩnh, tỏi Ninh Hòa… Về chăn nuôi, cùng với chăn nuôi công nghệ cao, thân thiện với môi trường, các cơ sở chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh môi trường, không phù hợp với khu vực chăn nuôi sẽ bị xóa bỏ tuyệt đối. Đối với thủy sản, tỉnh sẽ triển khai “Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao Khánh Hòa”, trong đó tập trung chuyển đổi nuôi bằng lồng bè truyền thống sang lồng bè công nghệ cao, từng bước nuôi công nghiệp xa bờ; nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ, khắc phục tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.



Sản xuất rau đạt  tiêu chuẩn Global GAP tại  huyện Diên Khánh.

Sản xuất rau đạt tiêu chuẩn Global GAP tại huyện Diên Khánh.



Ngày 29-12-2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động số 42 của Tỉnh ủy. Kế hoạch đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Chương trình hành động của Tỉnh ủy, đảm bảo việc triển khai có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, hiệu quả của chương trình. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung tham mưu để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.



Chương trình hành động số 42 của Tỉnh ủy đặt ra mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp phấn đấu đạt bình quân từ 2,5 đến 3%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân từ 5,5 đến 6%/năm. Toàn tỉnh có 100% xã nông thôn mới, trong đó phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2 – 2,5 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 80%.

Qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (2008-2023), nông nghiệp của tỉnh phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá. Để làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 42 về thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu hàng đầu là cải thiện toàn diện đời sống nông dân.


Hồng Đăng

Nguồn: https://www.baokhanhhoa.vn/kinh-te/202302/cai-thien-toan-dien-doi-song-nong-dan-8275839/