. Chiều 26-9, ông Lưu Thành Nhân – Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang chủ trì cuộc họp triển khai các phương án ứng phó với bão số 4 trên địa bàn thành phố.



TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA
Cán bộ, chiến sĩ các đảo tích cực triển khai các phương án phòng, chống bão.

Cán bộ, chiến sĩ các đảo tích cực triển khai các phương án phòng, chống bão.



Theo báo cáo nhanh của Phòng Kinh tế TP. Nha Trang, toàn thành phố có 202 bè với 360 lao động. Các địa phương đã nắm bắt thông tin, hướng đi của bão, thông báo cho người dân nuôi trồng trên các lồng bè; các đồn biên phòng phối hợp với chính quyền địa phương giữ thông tin với các chủ lồng, bè để đưa lao động trên lồng bè vào bờ trú ẩn khi có lệnh. Thành phố có 125 điểm xung yếu có khả năng xảy ra sạt lở đất, 140 điểm có khả năng xảy ra ngập lụt và ngập cục bộ…


Lãnh đạo UBND thành phố yêu cầu các phòng, ban, xã, phường trên địa bàn khẩn trương thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân; theo dõi, đưa tin kịp thời diễn biến của bão cho người dân biết để phòng tránh; triển khai các xe tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường của thành phố; tổ chức trực ban nghiêm túc, trực chỉ huy sẵn sàng ứng phó diễn biến của bão, mưa lũ sau bão, không được chủ quan, lơ là. Phòng Quản lý đô thị chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn trương rà soát tại các điểm có nguy cơ sạt lở, các dự án đang thi công xây dựng khu vực triền đồi, gần khu dân cư…, yêu cầu các đơn vị cam kết đảm bảo an toàn, có phương án ứng phó kịp thời. Các địa phương thường xuyên theo dõi sát tình hình ở địa phương mình để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân cả trên đất liền lẫn trên biển; kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó của địa phương, đặc biệt ở các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở; đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết ở các địa điểm dự kiến di dời người dân đến…


. Chiều 26-9, UBND huyện Khánh Sơn tổ chức cuộc họp khẩn triển khai một số nhiệm vụ cấp bách phòng, chống bão số 4.


Theo đó, lãnh đạo UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tăng cường thông tin qua hệ thống loa phóng thanh, tuyên truyền lưu động để người dân nắm bắt, chủ động chằng chống nhà cửa, cây trồng; rà soát, xác định những khu vực nguy hiểm để chủ động phương án ứng phó, gắn biển cảnh báo, bố trí lực lượng chốt chặn tại các địa bàn xung yếu, sẵn sàng sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Các địa phương cần tuyên truyền, vận động người dân tuyệt đối không được ra xem nước lũ, đi câu cá, vớt củi ở sông, suối…


Lãnh đạo UBND huyện chỉ đạo: Các phòng, ban chuyên môn triển khai ngay công tác ứng phó với mưa bão. Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện yêu cầu các chủ đầu tư thông báo đến các đơn vị thi công trên địa bàn tổ chức di dời trang thiết bị phục vụ thi công đến nơi an toàn; xây dựng phương án đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn trong mọi tình huống. Đội quản lý vận hành lưới điện Cam Ranh – Khánh Sơn rà soát mạng lưới điện trên địa bàn toàn huyện, có phương án ứng phó khi có thiên tai xảy ra, đảm bảo an toàn cho người dân khi sử dụng điện…


. Với diễn biến phức tạp của cơn bão số 4, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Lữ đoàn 146, cán bộ, chiến sĩ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa khẩn trương cắt tỉa cành cây, chằng buộc mái nhà, kho tàng, hệ thống pin, đèn năng lượng; triển khai các phương án phòng, chống ngập, triều cường, di dời nhân dân và các lực lượng về các khu vực nhà kiên cố, tổ chức phương án cứu hộ, cứu nạn ngư dân trên biển.


Đến 17 giờ ngày 26-9, cán bộ, chiến sĩ các đảo: Sinh Tồn, Đá Tây, Trường Sa đã hướng dẫn cho 47 tàu cá của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với hơn 1.000 ngư dân vào âu tàu tránh trú bão an toàn. Các đảo thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin về diễn biến của bão, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị y tế sẵn sàng đón ngư dân lên đảo khi có thời tiết xấu.


. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Cam Ranh vừa có văn bản gửi UBND các xã, phường, Công an thành phố, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố, các đồn biên phòng… yêu cầu chủ động ứng phó với bão số 4.


Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Cam Ranh yêu cầu các Đồn Biên phòng Cam Ranh và Bình Ba tiếp tục tổ chức kiểm đếm theo dõi tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để kêu gọi, hướng dẫn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Đồng thời, kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại khu neo đậu; sẵn sàng triển khai công tác đảm bảo an toàn về người và tài sản trên các đảo, lồng bè nuôi trồng thủy hải sản trên biển và ven biển; phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, nắm bắt số lượng lồng bè, người dân trên các lồng bè để chủ động sơ tán dân khi có tình huống bão; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra; tổ chức trực ban 24/24 giờ, thường xuyên cập nhật thông tin và báo cáo về UBND thành phố để nắm bắt, chỉ đạo kịp thời. UBND các xã, phường tiếp tục rà soát, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để ứng phó với bão mạnh, ngập lụt khu vực thấp trũng, lũ quét, các khu vực hạ lưu hồ chứa, sạt lở đất khu vực miền núi, nhất là tại các khu vực đã từng xảy ra ngập lụt…  


. Trước diễn biến phức tạp của bão số 4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh duy trì trực 180 cán bộ, chiến sĩ, 19 tàu, xuồng, 9 ô tô và 1 biên đội tàu thường trực sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ, duy trì 7 đài canh tìm kiếm cứu nạn trực 24/24 giờ, giữ vững thông tin liên lạc với tàu cá của ngư dân, hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền nhanh chóng thoát khỏi vùng nguy hiểm tìm nơi trú tránh an toàn và tổ chức bắn pháo hiệu để cảnh báo tàu thuyền theo quy định… Đồng thời, chỉ đạo các đồn biên phòng tiếp tục cử lực lượng đến các địa bàn, hướng dẫn, sắp xếp các phương tiện về neo đậu tại các cảng cá đúng quy định nhằm bảo đảm an toàn khi có mưa to, gió mạnh…


. Sở Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi các nhà thầu thi công xây dựng công trình giao thông, đơn vị tư vấn giám sát yêu cầu khẩn trương kiểm tra tình trạng khai thác của công trình cầu, cống, tràn trên các tuyến đường tỉnh, nhất là các vị trí mái taluy, rà soát, chuẩn bị vật tư dự phòng ứng phó trong mùa mưa bão. Đồng thời, xây dựng phương án, chuẩn bị vật tư, phương tiện thiết bị và bố trí cán bộ, lãnh đạo thường trực và nhân lực tại chỗ 24/24 giờ, đảm bảo khả năng huy động nhanh nhất để thực hiện công tác đảm bảo giao thông, khắc phục kịp thời các hư hỏng công trình đường bộ và tại các vị trí xung yếu hay xảy ra sạt lở, ngập úng và ùn tắc giao thông, các đoạn đèo dốc. Ngoài ra, các nhà thầu đang thi công những công trình do sở làm chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn giám sát cố gắng hoàn thành hạng mục dở dang trước khi bão đến, chú ý những điểm dừng thi công đảm bảo an toàn cho người, công trình, máy móc thiết bị; chủ động kiểm tra, rà soát tình hình trên công trường để có giải pháp ứng phó phù hợp…


Vĩnh Thành – B.L – V.Thành – Nhật Thanh – Văn Tân – Thành Nam

Nguồn: https://www.baokhanhhoa.vn/xa-hoi/202209/cac-nganh-dia-phuong-trien-khai-phuong-an-phong-chong-bao-lut-8264079/