Về kết quả điều tra sơ bộ cho thấy trong việc máy bay hạ cánh nhầm đường băng tại sân bay Cam Ranh, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết lỗi thuộc về tổ bay.

Đây là sự cố được xác định là nghiêm trọng mức B, tức chỉ đứng sau sự cố tai nạn (mức A).

Hiện cơ quan chức năng đã thu giữ hộp đen để giải mã các thông số liên quan đến dữ liệu chuyến bay, làm rõ thông tin trao đổi giữa lái chính, lái phụ và trao đổi của tổ lái với đài chỉ huy không lưu. Tổ điều tra sẽ cần thêm thời gian để hoàn chỉnh kết luận cuối cùng.

TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA

Lỗi do tổ bay

Trong khi đó, hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cũng vừa tiếp tục phát đi thông báo về sự việc máy bay mang số hiệu VN7344 hạ nhầm đường băng chưa khai thác tại Cam Ranh ngày 29/4.

Theo VNA, sau khi vụ việc xảy ra, hãng phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và cung cấp nhanh chóng, chính xác nhất đến các cơ quan chức năng, khách hàng.

Hãng Hàng không Việt Nam cho biết sau khi sự cố xảy ra đã lập tức họp khẩn trên toàn hệ thống, rà soát toàn bộ hoạt động khai thác tại sân bay Cam Ranh cũng như tất cả các sân bay để tránh các sự việc tương tự. Kết quả điều tra, bình giảng sự cố trong nội bộ hãng cho thấy sự cố hạ cánh nhầm đường băng hôm 29/4 có một phần quan trọng do lỗi của tổ bay.

“Chúng tôi tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ điều tra sự cố của Cục Hàng không Việt Nam và cơ quan chức năng để làm rõ thêm vụ việc. Đồng thời xác định những nguyên nhân khác của các bên liên quan để có kết luận chính thức”, VNA khẳng định.

Bao cao chi tiet vu 'may bay ha canh nham duong bang' len Thu tuong hinh anh 1
Hành khách trên chuyến bay sau khi xuống mặt đất. Ảnh: Đỗ Hoa.

Cũng theo hãng bay này, sau sự cố, cơ trưởng chuyến bay đã chủ động báo cáo, tường trình và cam kết tuân thủ mọi yêu cầu phục vụ công tác điều tra của cơ quan chức năng. VNA sẽ nghiêm túc thực hiện các yêu cầu, kết luận điều tra của Cục Hàng không Việt Nam.

Ngoài ra, hãng bay này cũng gửi lời xin lỗi đến hành khách trên chuyến bay. Đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc với VNA.

Chiều 29/4, tàu bay của VNA mang số hiệu VN7344, chở 203 hành khách xuất phát từ TP.HCM đi Cam Ranh (SGN-CXR). Đến 14h53 phút cùng ngày, tàu bay hạ cánh nhầm xuống đường CHC số 02. Đường băng này chưa đưa vào khai thác.

Cục hàng không Việt Nam cho biết thành viên tổ bay có 7 người, cơ trưởng là người có quốc tịch Mỹ. Máy bay trên thuộc loại tàu bay A321, mới được VNA đưa vào khai thác tháng 1 vừa qua.

Vào thời điểm tàu bay hạ cánh, thời tiết tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh tốt, các hệ thống trang thiết bị liên quan hoạt động bình thường.

Sau sự việc, Cục hàng không Việt Nam đã đình chỉ công tác toàn bộ thành viên tổ lái chuyến bay VN7344, cùng kíp trực điều hành tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh để phục vụ điều tra.

Nguy hiểm ở mức nào?

Sự cố máy bay hạ cánh nhầm đường băng được xác định ở mức độ nghiêm trọng (nhóm B), chỉ đứng sau sự cố nhóm A (tai nạn).

Một phi công lái máy bay thương mại khẳng định quá trình tiếp cận hạ cánh của một chuyến bay liên quan đến 3 bộ phận gồm: Đơn vị quản lý sân bay, phi công và không lưu.

Bao cao chi tiet vu 'may bay ha canh nham duong bang' len Thu tuong hinh anh 2
Hành khách trên chuyến bay VN7344 chiều 29/4. Ảnh: Đỗ Hoa.

Ở giai đoạn tiếp cận hạ cánh, lái chính và lái phụ phải thực hiện hô – đáp nhắc lại khẩu lệnh nhằm kiểm tra chéo cho nhau, bảo đảm máy bay đã tiếp cận đúng. Từ đó cho đến lúc hạ cánh, phi công trực tiếp điều khiển máy bay sẽ được phi công còn lại hỗ trợ quan sát, cảnh báo.

Nếu phát hiện nhầm đường băng, phi công vẫn có thể bay lên tiếp cận hạ cánh lần 2. Nhưng trong trường hợp này, người điều khiển máy bay không phát hiện sự nhầm lẫn.

Theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), đường lăn, đường băng đang thi công, tạm dừng khai thác hoặc đóng cửa sẽ phải được đánh dấu bằng vạch sơn (gạch chéo) và bằng đèn (đèn đỏ) để phi công nhận biết được vào cả ban ngày và ban đêm.

Sân bay Cam Ranh gồm 1 đường băng (đường băng số 01) hiện hữu nằm song song với 1 đường lăn. Cam Ranh đang được xây dựng đường băng thứ 2 (đường băng số 02) để nâng công suất khai thác, vậy có 3 đường nằm song song. Một trong 3 đường đó đang thi công, chưa đưa vào sử dụng nhưng không được đánh dấu.

Một chuyên gia hàng không khẳng định tình huống “máy bay đi vào đường băng không được phép” là sự cố hàng không nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam. Bởi ở độ cao 200-300 m, phi công chỉ nhìn thấy những chướng ngại như ôtô, xe máy chứ không nhìn thấy dụng cụ thi công. Chỉ cần va chạm với một chướng ngại, máy bay có thể dẫn đến nổ lốp, gãy cánh… chệch khỏi đường băng.

Bao cao chi tiet vu 'may bay ha canh nham duong bang' len Thu tuong hinh anh 3
Sân bay quốc tế Cam Ranh, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Google Maps.

Theo: Zing News