“Ai nhìn thấy số điểm gần như tuyệt đối mới có thể bước vào trường y cũng chỉ có thể lắc đầu”, ông Hưng nói.

Bác sĩ này phân tích dù kiến thức của thí sinh trọn vẹn và đủ độ sâu, vấn đề sai sót khi làm bài vẫn có thể xảy ra. Do đó, đạt điểm tuyệt đối là chuyện khó khăn. Thực tế, số thí sinh đạt điểm tuyệt đối ở các năm trước chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Đồng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Thị Chi (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho rằng công tác tuyển sinh năm nay không thành công. Đặc biệt, đề thi dễ, không làm tốt nhiệm vụ phân loại.

TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA

Bên cạnh đó, quy chế cộng điểm bất hợp lý cũng góp phần khiến mặt bằng chung tăng cao. 

Hướng đi nào cho cộng điểm ưu tiên khu vực?

Các bác sĩ đồng tình cộng điểm là chính sách an sinh xã hội nên vẫn phải thực thi. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục nên xem xét lại quy chế cộng điểm.

“Nếu cộng điểm cao như hiện tại, nhiều thí sinh ở thành thị sẽ trượt oan”, bác sĩ Chi nói.

Không cộng điểm sẽ bất công cho những thí sinh ở quê và không có điều kiện học ôn như những bạn ở thành phố, BS Lê Thanh Bình, công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, nêu quan điểm. Ông đề nghị mức cộng chỉ trong khoảng từ 0,5 điểm đến 1 điểm. Bên cạnh đó, thí sinh chỉ được chọn một tiêu chí cộng điểm cao nhất.

Trong khi đó, bác sĩ Hưng cho rằng chỉnh sửa điểm cộng chỉ có thể giảm bất công hơn nhưng không thể công bằng. Do đó, ông đề xuất các trường thuộc khối y dược nên tuyển đầu vào theo khung nền rộng với mức điểm hạ xuống để tránh tổn thất nhân tài.

Bac si Nguyen Duc Hung: 'Neu thi lai, toi khong dam dang ky truong y' hinh anh 1
Thí sinh sau giờ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Anh Tuấn.

“Sau năm thứ nhất hoặc năm thứ hai, tất cả sẽ phải vượt qua một kỳ thi mang tính chuyên ngành để chọn ra những người phù hợp về cả sức khỏe lẫn kiến thức để tiếp tục học. Số còn lại sẽ chia làm hai nhóm quay sang ngành nghề khác hoặc sẵn sàng học lại. Đối với nhóm thứ hai, họ sẽ được tính vào danh sách tuyển sinh trong năm tới”, ông Hưng nói.

Ngoài ra, một trong những mục đích mà chính sách cộng điểm hướng tới là thúc đẩy phát triển đồng đều. Do đó, thí sinh ở khu vực 1 và khu vực 2 được nhận điểm cộng nếu có cam kết trở về địa phương cống hiến trong 5-10 năm sau khi tốt nghiệp.

Tất nhiên, khi đó, tỉnh phải sắp xếp chỗ làm cho họ. Hết thời gian cam kết, họ có thể chọn ở lại hoặc rời đi.

Cơ chế tuyển sinh bất hợp lý ảnh hưởng chất lượng bác sĩ

Bác sĩ Chi cho rằng công tác tuyển sinh bất hợp lý như hiện tại ảnh hưởng chất lượng đầu vào và một phần nào đó đầu ra tại các trường thuộc khối y dược.

Ở góc nhìn khác, bác sĩ Hưng nhận định với những người thực sự muốn theo nghề chữa bệnh, họ có nhiều con đường để đi. Tình trạng Hà Nội về Thái Bình học y trong khi Thái Bình lên Hà Nội học cũng chỉ là rào cản ban đầu. Thế giới hiện nay mở và phẳng nên khoảng cách giữa các trường không quá xa.

Bên cạnh đó, những trường y hàng đầu như Đại học Y Hà Nội hay Đại học Y Dược TP.HCM đều có những khóa tuyển sinh sau đại học bình đẳng giữa tất cả thí sinh, ví dụ như bác sĩ nội trú.

“Có thể nói đó là cơ hội đồng đều. Vấn đề là anh làm thế nào để đạt được những tiêu chí mà xã hội đặt ra. Do đó, chuyện học ở đâu không còn quan trọng”, BS Hưng nêu quan điểm.

Theo: Zing News