Virus 2019-nCoV: Cơ chế tồn tại, lây lan và cách phòng chống
2019-nCoV là chủng mới thuộc họ virus corona, gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến hội chứng hô hấp nguy hiểm như SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông).
Hệ số lây truyền của virus 2019-nCoV (corona) hiện nay là 1 người có thể lây cho 2 người.
nCoV lây truyền như thế nào?
Virus corona (nCoV) không lây truyền qua đường không khí mà lây qua đường giọt bắn hoặc tiếp xúc, tức tay chúng ta chạm phải đồ vật nước miếng người bệnh văng ra, rồi vô tình đưa vào miệng, hoặc bị bệnh nhân ho trúng mắt có thể lây nhiễm.
Giọt nước bọt mang virus corona có kích thước khá lớn do đó bất kỳ khẩu trang thông thường nào (không chỉ N95) đều có thể lọc được.
Tuy nhiên, khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi ra môi trường, giọt nước bọt chứa virus có thể bắn xa 2m và lơ lửng trong không khí trước khi rơi xuống mặt đất.
Khi người bệnh ho hoặc bắn nước bọt, dịch mũi ra ngoài, người tiếp xúc trực tiếp có thể bị dính một phần nCoV và mang theo lên miệng, mũi của mình rồi dẫn đến lây nhiễm.
Một phần nCoV trong các giọt bắn cũng sẽ lưu lại trên bề mặt xung quanh như mặt bàn, ghế, tài liệu, đồ dùng, tay nắm cửa, cốc chén và người tiếp xúc với những bề mặt trên rồi đưa tay lên mũi, miệng khiến virus đi vào đường hầu họng, hô hấp cũng có thể nhiễm bệnh.
Đối với trường hợp giọt bắn trực tiếp từ người bệnh sang người tiếp xúc, khả năng lây lan phụ thuộc vào việc giọt bắn đi tới đâu.
Theo các chuyên gia y tê khoảng cách khiến giọt bắn trực tiếp ảnh hưởng đến người lành là khoảng 2m. Trên 2m hoàn toàn có thể tránh bị ảnh hưởng.
Đối với lo ngại về việc nCoV có thể lây qua mắt, theo các chuyên gia y tế, nếu trong vòng 2m, người nhiễm virus ho trúng vào mắt, virus tiếp xúc giác mạc, vẫn có thể lây nhiễm.
Còn nếu khoảng cách trên 2m, khả năng rất thấp. Tuy nhiên với loại nCoV, đến nay chưa có bằng chứng cho con đường lây truyền này.
[Chia sẻ kinh nghiệm trong điều trị thành công bệnh nhân nhiễm nCoV]
Tương tự với việc ăn uống, khả năng lây nhiễm nCoV khi ăn các thức ăn sống, các động vật hoang dã là hoàn toàn có thể. Ngoài ra, nếu ăn ở hàng quán trong trường hợp có người bệnh gần đó ho, thở, có giọt bắn ra bên ngoài, bắn vào các vật dụng ăn uống, người lành tiếp xúc vào cũng có khả năng lây nhiễm bệnh.
Kích thước và trọng lượng của một số loại virus rất nhẹ, nó có thể lơ lửng trong không khí khi mình ho, nó có thể bị gió thổi bay từ chỗ này sang chỗ khác. Do đó khả năng lây nhiễm bệnh xa hơn, bán kính rộng lớn hơn.
Tuy nhiên, nCoV này không đủ nhẹ để bay và do đó có thể loại trừ việc lây nhiễm trong không khí. Chỉ khi nào giọt bắn tiếp xúc trực tiếp với bạn thì mới có khả năng nhiễm bệnh.
nCoV tồn tại trong môi trường như thế nào?
Đặc tính rõ nét của virus nCoV cho đến nay chưa có thông tin chính thức là ở nhiệt độ nào thì nó bị tiêu diệt. Đây là một chủng trong dòng họ virus corona, do đó có đặc tính chung của dòng này. Đó là phát triển ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm, thường dưới 25 độ C, chung cho cả dòng virus corona.
Sau khi ra khỏi vùng hầu họng của người mang bệnh, con virus có thể sống trong giọt bắn của người bệnh, nếu nhiệt độ thấp, sức sống của nó rất lâu đến vài giờ.
Nhưng trong môi trường vừa có nắng, vừa nhiệt độ cao, chỉ trong 3-5 phút nó có thể bị tiêu diệt, giúp khả năng lây nhiễm giảm đi nhiều.
Theo các bác sỹ Hoa Kỳ, khi rơi xuống bề mặt kim loại, virus sẽ sống ít nhất khoảng 12 giờ. Vì vậy, hãy luôn nhớ, nếu bạn tiếp xúc với bất kỳ bề mặt kim loại nào, hãy rửa tay bằng xà phòng thật kỹ.
Virus có thể vẫn hoạt động trên vải trong 6-12 giờ. Bột giặt thông thường cũng có thể diệt được virus. Đối với quần áo mùa Đông không cần/không giặt được hàng ngày, bạn có thể phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời để diệt virus.
Các triệu chứng viêm phổi do corona virus gây ra
1. Đầu tiên virus sẽ gây viêm đường hô hấp trên, điển hình là viêm họng, vì vậy cổ họng sẽ có cảm giác đau, khô rát kéo dài từ 3 đến 4 ngày.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Quảng Ninh. (Ảnh: TTXVN)
2. Sau đó, virus sẽ hòa lẫn vào dịch mũi và nhỏ giọt vào khí quản, xâm nhập vào phổi, gây viêm phổi. Quá trình này sẽ mất 5 đến 6 ngày.
3. Khi bị viêm phổi, các triệu chứng điển hình xuất hiện là sốt cao kèm khó thở. Lúc này, cảm giác nghẹt mũi của bạn sẽ không giống cảm cúm hay các triệu chứng viêm mũi dị ứng thông thường, bạn sẽ có cảm giác như bị nghẹt, bị chìm trong nước. Nếu xuất hiện những triệu chứng trên, hãy ngay lập tức đi khám tại các cơ sở y tế.
Thời gian ủ bệnh biến thiên từ 1-14 ngày. Ngoài ra, 14 ngày là giới hạn cuối cùng để xác định có bị lây bệnh hay không.
Những biện pháp phòng ngừa
1. Hình thức lây nhiễm virus corona phổ biến nhất là do chạm, tiếp xúc những thứ ở nơi công cộng, vì vậy hãy rửa tay thường xuyên. Virus chỉ có thể sống trên tay bạn trong 5-10 phút, nhưng trong 5-10 phút đó có rất nhiều hoạt động có thể xảy ra (bạn có thể vô tình dụi mắt hay ngoáy mũi…), những hoạt động này làm virus có thể xâm nhập vào cơ thể.
2. Ngoài việc rửa tay thường xuyên, hãy súc miệng, súc họng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn để loại bỏ hoặc giảm thiểu virus khi chúng vẫn còn trong cổ họng (trước khi xâm nhập xuống phổi).
3. Tránh đến nơi đông người, để giảm rủi ro phát tán, đặc biệt lưu ý khi tiếp xúc thành viên gia đình. Đeo khẩu trang thường xuyên để hạn chế nhiễm bệnh và tránh làm văng giọt bắn, chất thải qua đường hô hấp có thể đem theo lượng virus lớn ra bên ngoài.
Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng; khi tháo khẩu trang, chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo. Tránh chạm tay vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo…
Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào hoặc thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh./.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 30/1 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo phải “chống dịch như chống giặc;” kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona mới (2019-nCoV) gây ra, kể cả phải chấp nhận thiệt hại về kinh tế; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chiều 4/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona mới (2019-nCoV) gây ra. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra, phát biểu tại phiên họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh do nCoV, chiều 4/2. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Quảng Ninh. (Ảnh: TTXVN)
Chiều 3/2 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân chủ trì cuộc họp với các sở ngành, quận, huyện về triển khai công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. Thành phố dự kiến xây dựng bệnh viện dã chiến tại hai cơ sở, phù hợp với tình hình dịch bệnh nCoV. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)
UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra, Trưởng Ban là ông Nguyễn Đức Chung (ảnh), Chủ tịch UBND thành phố. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra, ngày 31/1 vừa qua. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Chiều 3/2 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân chủ trì cuộc họp với các sở ngành, quận, huyện về triển khai công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. Thành phố dự kiến xây dựng bệnh viện dã chiến tại hai cơ sở, phù hợp với tình hình dịch bệnh nCoV. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra việc khai báo của khách nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: Thái Thuần/TTXVN)
Tại tòa nhà của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ở Hà Nội, nơi làm việc của 2.000 cán bộ công nhân viên và hằng ngày có khoảng 600 khách đến liên hệ công tác, đã được lắp đặt máy đo thân nhiệt, bố trí phòng cách ly tạm thời; khử trùng toàn bộ toà nhà, đặt dung dịch sát khuẩn tại các vị trí thuận lợi, phát khẩu trang, thuốc súc miệng, xịt mũi họng cho CBCNV làm việc trong toà nhà. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội), 100% nhân viên thực hiện đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc và lực lượng an ninh hàng không phải đeo găng tay bảo hộ lao động. (Ảnh: Phan Công/TTXVN)
Nhân viên Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) tiến hành đo thân nhiệt những người nhập cảnh ngay tại biên giới trước khi làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam. (Ảnh: Thái Thuần/TTXVN)
Đo thân nhiệt những người nhập cảnh vào Việt Nam tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Khách đến dự hội nghị ở TP Hồ Chí Minh được kiểm tra nhiệt độ, rửa tay bằng nước diệt khẩu và phát khẩu trang miễn phí. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)
Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội họp với các đơn vị chức năng triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường phục vụ công tác phòng, chống dịch, chiều 4/2. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Hành khách và nhân viên làm việc tại sân bay Nội Bài đều tự trang bị khẩu trang phòng chống dịch bệnh nCoV. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Hầu hết các nhân viên làm tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đều phải đeo khẩu trang để phòng tránh dịch bệnh. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cảnh sát giao thông Hà Nội đeo khẩu trang trong khi làm nhiệm vụ. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Phát miễn phí khẩu trang cho hành khách đi tàu tại ga Đà Nẵng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình thực hiện nghiêm túc việc rửa tay trước khi ăn nhằm phòng chóng dịch bệnh nCoV. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Cán bộ, nhân viên Thông tấn xã Việt Nam rửa tay bằng nước kháng khuẩn. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Phát khẩu trang miễn phí cho người dân ở Bến Tre để chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. (Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN)
Học sinh được trang bị khẩu trang khi đến Phố Sách ở Hà Nội. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Nhân viên y tế quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) hướng dẫn giáo viên, nhân viên các trường học vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Tất cả học sinh của trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình (Hà Nội) đều chấp hành nghiêm chỉnh việc đeo khẩu trang phòng chống dịch. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đội thanh niên xung kích cứu thương ở khóm 4, phường 5, thành phố Trà Vinh tổ chức cấp phát miễn phí 14.000 khẩu trang y tế cho học sinh, sinh viên và người dân. (Ảnh: Phúc Sơn/TTXVN)
Bộ đội biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thường Phước (Đồng Tháp) cùng Đoàn viên thanh niên phát khẩu trang y tế miễn phí và hỗ trợ người dân những thông tin về diễn biến dịch bệnh. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) tổ chức các điểm cấp phát khẩu trang miễn phí cho khách đi máy bay. (Ảnh: Phan Công/TTXVN phát)
Cảnh sát giao thông Hà Nội phát khẩu trang miễn phí cho người dân tham gia giao thông để phòng chống dịch. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Dán thông tin và cách phòng chống dịch bệnh nCoV tại bản tin của doanh nghiệp cho công nhân theo dõi trong khu công nghiệp ở Hà Nam. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)
Nhân viên trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) lau khử khuẩn bề mặt tại các tay vịn cầu thang. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Giáo viên cùng phụ huynh học sinh làm vệ sinh khử trùng tại Trường Tiểu học Đại Kim, quận Hoàng Mai, thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Nhân viên y tế quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) phun thuốc khử trùng Chloramin B các phòng học trường THPT Việt Đức. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Phun thuốc khử trùng Chloramin B tại trường Tiểu học Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Công nhân Công ty TNHH NMS Việt Nam (Hà Nam) được phát mỗi ngày 1 chiếc khẩu trang y tế trước khi vào làm. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)
100% học sinh trường THPT Việt Đức, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đeo khẩu trang y tế phòng chống dịch viêm phổi cấp do nCoV gây ra. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Người dân đến nhận khẩu trang miễn phí tại xã thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN)
Nhân viên một cửa hàng tân dược ở thành phố Ninh Bình phát khẩu trang y tế miễn phí cho người dân. (Ảnh: Đức Phương/TTXVN)
Các điểm phát khẩu trang miễn phí cho người dân được triển khai ngay trên vỉa hè tại các tuyến phố chính của thành phố Hòa Bình. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Phát miễn phí khẩu trang y tế cho du khách nước ngoài phòng chống dịch nCoV ở Hà Nội. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Nhà thuốc Dung Thơ ở số 81 Hải Thượng Lãn Ông, thành phố Hà Tĩnh phát 5000 khẩu trang y tế miễn phí cho hàng trăm người dân. (Ảnh: Công Tường/TTXVN)
Cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) và người dân chủ động đeo khẩu trang khi làm việc. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN)
Lực lượng QLTT Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền các cửa hàng kinh doanh thuốc, dụng cụ y tế tại Trung tâm phân phối thuốc Hapulico, quận Thanh Xuân. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Lực lượng QLTT Hà Nội kiểm tra, thu giữ hơn 3000 khẩu trang không có hoá đơn chứng từ của một đơn vị kinh doanh tại ngõ 290 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội, ngày 4/2. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Nhân viên y tế của Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội vận chuyển người nghi nhiễm nCoV đến bệnh viện Đa khoa Đống Đa để được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Khu di tích đền Ngọc Sơn-cầu Thê Húc tạm ngừng phục vụ khách tham quan vì dịch nCoV. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Trong ảnh: Các trường học trên địa bàn Thủ đô cho học sinh nghỉ học để phòng, tránh dịch bệnh từ ngày 3 đến hết 9/2/2020. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Sau khi điều trị thành công một trường hợp không còn dương tinh với virus corona mới, hiện Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) đang tiếp tục điều trị tích cực cho bệnh nhân còn lại với tiên lượng khả quan. (Ảnh: TTXVN phát)
Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa Nguyễn Vũ Quốc Bình tặng hoa và trao giấy xuất viện cho bệnh nhân Lê Thị Thu H. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
Ngày 4/2, bệnh nhân 28 tuổi người Trung Quốc Li Zichao (ảnh) -1 trong 2 bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam phát hiện nhiễm nCoV, đã được xuất viện, sau 13 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh. Bệnh nhân hội tụ đầy đủ các yếu tố để được xuất viện khi 4 lần xét nghiệm âm tính với nCoV và các biểu hiện lâm sàng ổn định. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)