Nhà thầu bị chủ đầu tư làm khó?

Như Pháp luật Plus đã thông tin trong bài: “Tranh chấp tại Dự án Panorama Nha Trang: Có hay không việc chủ đầu tư nâng tầng khiến nhà thầu chấm dứt hợp đồng?”, theo đó, khi dự án Panorama Nha Trang đang xây dựng phần thô đến tầng 26 thì ngày 11/10/2017, Coteccons đã có Công văn gửi Công ty Vịnh Nha Trang cùng các cơ quan chức năng tố cáo việc chủ đầu tư đơn phương thay đổi phạm vi công việc của nhà thầu; không thanh toán các chi phí tiện ích theo quy định của hợp đồng; yêu cầu thay đổi thiết kế vi phạm Giấy phép xây dựng…

Công văn trên của Coteccons cũng thông báo sẽ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng kể từ ngày 26/10/2017.

TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA

Vụ việc tranh chấp giữa đôi bên phát sinh và chưa giải quyết đến đâu thì ngày 4/11/2017, cơn bão số 12 đã đánh sập 2 cẩu tháp của Coteccons đang thi công tại tầng 26 của dự án.

Cận cảnh 2 cẩu tháp Panorama gãy do bão số 12.
Cận cảnh 2 cẩu tháp Panorama gãy do bão số 12.

Về trách nhiệm khắc phục sự cố trên, Coteccons cho biết Điều 4, Thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng quy định nhà thầu có trách nhiệm khắc phục sự cố và khẳng định đã chuẩn bị phương án vào ngày 16/11/2017 để sẵn sàng thực hiện.

Tuy nhiên theo Coteccons, chủ đầu tư đã không tuân thủ quy định trên và ngăn cản nhà thầu khắc phục sự cố bằng cách dùng bảo vệ cấm công nhân của nhà thầu vào công trường.

Bên cạnh đó, theo văn bản số 0412-2017/ZENO-COTEC ngày 4/12/2017 của nhà thầu phụ là Công ty TNHH Zeno Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty Zeno) gửi Coteccons về việc xử lý sự cố cẩu tháp trên cho biết, trong ngày 4/11/2017 Công ty Zeno đã cử nhân viên đến Nha Trang. Tiếp đó 2 ngày sau, đơn vị này cũng cử cả chuyên gia kỹ thuật người Hàn Quốc đến hiện trường để tìm hiểu và điều tra.

Văn bản của công ty Zeno cho thấy công tác khắc phục sự cố đã được lập kế hoạch nhanh chóng nhưng không thể triển khai do bị ngăn cản
Văn bản của công ty Zeno cho thấy công tác khắc phục sự cố đã được lập kế hoạch nhanh chóng nhưng không thể triển khai do bị ngăn cản

“Ngày 14/11/2017, chúng tôi đã đưa phương án xử lý khắc phục, tháo dỡ… cho bên quý công ty. Ngày 16/11/2017, chúng tôi đã đưa đội kỹ thuật và thiết bị tháo dỡ đến công trường để khắc phục sự cố”, văn bản trên của Công ty Zeno cho biết.

Tuy nhiên, cũng theo văn bản trên của Công ty Zeno, trong khi đội kỹ thuật đến công trường để khắc phục sự cố thì bị bảo vệ công trường của chủ đầu tư cấm nên công tác tháo dỡ khắc phục sự cố không thể tiến hành.

Tranh chấp tại Dự án Panorama Nha Trang: Chủ đầu tư ngăn cản nhà thầu khắc phục sự cố sau bão?
Thông báo của Công ty Vịnh Nha Trang
Thông báo của Công ty Vịnh Nha Trang “cấm” nhân sự Coteccons và nhà thầu phụ vào ra dự án cho đến khi Coteccons có bảng kế hoạch tháo dỡ, di dời thiết bị được công ty này chấp nhận 

Phía Coteccons cho biết, đã nhiều lần gửi văn bản tới Công ty Vịnh Nha Trang cũng như các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa để yêu cầu chủ đầu tư dỡ bỏ lệnh cấm nhưng tới nay vẫn chưa được giải quyết.

Kế hoạch của nhà thầu quá mất thời gian?

Mới đây ngày 8/12/2017, Chủ đầu tư là Công ty Vịnh Nha Trang đã có Công văn khẩn số 230/2017/VNT gửi Coteccons, Công ty Zeno cùng nhiều đơn vị, cơ quan chức năng khác thông báo về việc tháo dỡ và bàn giao 2 cẩu tháp hư hỏng.

Công văn khẩn của Công ty Vịnh Nha Trang
Công văn khẩn của Công ty Vịnh Nha Trang

Tại công văn trên, Công ty Vịnh Nha Trang cho rằng sau sự cố cẩu tháp gãy xảy ra, Coteccons đã đưa ra kế hoạch tháo lắp thiết bị với thời gian kéo dài 60 ngày. Điều đó khiến công ty này không chấp nhận phê duyệt phương án của Coteccons đề xuất.

Công ty Vịnh Nha Trang cho rằng nhằm mục đích đặt sự an toàn tính mạng của người dân vùng phụ cận dự án lên trên hết theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh và nhanh chóng khắc phục thiệt hại của Bão số 12, đồng thời để nhanh chóng tiếp tục triển khai các hoạt động thi công của công trình theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, Công ty Vịnh Nha Trang đề nghị Coteccons, Công ty Zeno cử người có thẩm quyền (có Giấy ủy quyền hợp lệ) hiện diện chứng kiến việc tháo dỡ và sau đó nhận bàn giao 2 cẩu tháp (cùng các thiết bị, tài sản khác mà việc tháo dỡ không ảnh hưởng đến an toàn về kết cấu công trình) của Coteccons “đang hiện diện bất hợp pháp” trên công trường dự.

Văn bản trên cũng cho biết, nhà thầu Trang Long và các nhà thầu có năng lực khác sẽ tiến hành tháo dỡ trước sự chứng kiến của cơ quan nhà nước và đơn vị liên quan.

“Công ty Coteccons và các Nhà thầu phụ của Công ty Coteccons có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền đến xác nhận và tiếp quản nguyên trạng các cấu phần hai cẩu tháp sau khi tháo dỡ cùng các trang thiết bị, tài sản khác được tháo dỡ, di dời ra khỏi công trường Dự án. Trường hợp Công ty Coteccons và các Nhà thầu phụ của Công ty Coteccons từ chối tham gia hoặc cử đại diện không đủ thẩm quyền tham gia, Công ty VNT sẽ tự mình di chuyển toàn bộ các cấu phần của thiết bị cẩu tháp cùng các trang thiết bị, tài sản khác sau khi tháo dỡ đến địa điểm tập kết theo chỉ định của Công ty VNT”, văn bản của chủ đầu tư nhấn mạnh.

Theo kế hoạch của Công ty Vịnh Nha Trang, việc tháo dỡ bắt đầu từ ngày 10/12/2017 cho đến khi hoàn tất toàn bộ công tác.

Công văn phản hồi của Coteccons
Công văn phản hồi của Coteccons

Đáp lại văn bản trên của chủ đầu tư, Coteccons có văn bản số 3851 ngày 8/12/2017 phản hồi với nội dung cho biết, tiến độ tháo lắp thiết bị lên đến 60 ngày như chủ đầu tư đề cập “chỉ đúng một nửa”. Theo Coteccons, kế hoạch trên bao gồm cả việc tháo thiết bị cũ và lắp thiết bị mới, trong đó có một cẩu tháp phải nhập từ Hàn Quốc, còn thời gian khắc phục cẩu gãy chỉ mất khoảng 15 ngày.

“Nếu nhà thầu không chịu tháo dỡ khắc phục sự cố thì Chủ đầu tư sẽ có quyền thực hiện. Trong trường hợp này, nhà thầu đã có biện pháp đầy đủ, cam kết thời gian rõ ràng nhưng bị chủ đầu tư ngăn cản. Vì vậy, Coteccons khẳng định việc tháo dỡ thiết bị theo thông báo của Vịnh Nha Trang là không đúng trình tự quy định pháp luật nên Coteccons không đồng ý và Vịnh Nha Trang sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về chi phí, hư hỏng hoặc mọi tổn thất khác (nếu có) khi tự ý tháo dỡ thiết bị của Coteccons và thầu phụ Zeno”, văn bản Coteccons nhấn mạnh.

Văn bản của Công ty Zeno khẳng định việc khắc phục, tháo dỡ 2 cẩu gãy phải do công ty này xử lý
Văn bản của Công ty Zeno khẳng định việc khắc phục, tháo dỡ 2 cẩu gãy phải do công ty này xử lý

Bên cạnh văn bản trên của Coteccons, như đã nêu tại văn bản số 0412-2017/ZENO-COTEC ngày 4/12/2017 của Công ty Zeno gửi Coteccons cũng khẳng định phía Công ty Zeno đã ứng phó khẩn trương để khắc phục sự cố, tuy nhiên do công trường bị chủ đầu tư cấm ra vào nên không thể tác nghiệp tháo dỡ. Văn bản của Công ty Zeno cũng nhấn mạnh, việc khắc phục, tháo tài sản của Công ty Zeno phải do đội kỹ thuật của công ty này xử lý.

Tranh chấp tại Dự án Panorama Nha Trang: Chủ đầu tư ngăn cản nhà thầu khắc phục sự cố sau bão?

Theo phản ánh của Coteccons, chiều ngày 9/12/2017, tại dự án Panorama, Công ty Vịnh Nha Trang đã cho xe cẩu đi vào đường cấm (khi chưa có giấy phép) tại dự án để chuẩn bị tháo dỡ 2 cẩu tháp. Tuy nhiên, vụ việc đã bị cơ quan chức năng “tuýt còi” và tiến hành khóa bánh xe tại hiện trường để chờ xử lý.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.

Theo: Pháp Luật Plus