Sáng 14/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Quy định phong tướng đối với cục trưởng, giám đốc công an tỉnh là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm.

Người dân quan tâm uy tín, vị thế tướng lĩnh

Đề cập việc Bộ Công an đang sắp xếp, đổi mới, tinh gọn bộ máy theo hướng bỏ cấp tổng cục, đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) cho rằng quy định cục trưởng cục đặc biệt và giám đốc Công an Hà Nội và TP.HCM có thể mang hàm trung tướng là phù hợp. Đồng tình với nội dung dự thảo quy định chức danh cục trưởng, giám đốc công an địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại 1… có cấp hàm cao nhất là thiếu tướng, ông Mão đề nghị Bộ Công an cần có quy định cụ thể hơn để tránh tình trạng phong tướng tràn lan.

‘Thoi binh sao nhieu tuong the’ hinh anh 1
Đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) đề nghị Bộ Công an cần có quy định cụ thể hơn để tránh tình trạng phong tướng tràn lan. Ảnh: Quân Minh.

Về việc này, đại biểu Lê Tấn Tới (Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu) lại đồng tình với đề xuất tất cả giám đốc công an tỉnh có quân hàm cao nhất là thiếu tướng. Theo ông Tới, cả nước có 11 tỉnh, thành được phân loại đơn vị hành chính loại 1, đồng nghĩa việc chỉ có 11 giám đốc công an tỉnh có trần quân hàm thiếu tướng, trong khi tỉnh nào cũng có những vị trí xung yếu, phức tạp về an ninh trật tự.

TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA

Trong lập luận đưa ra, Giám đốc Công an Bạc Liêu nói cục trưởng và giám đốc công an tỉnh ngang nhau, cùng được quy hoạch thứ trưởng nhưng dự thảo quy định cục trưởng có thể đeo hàm trung tướng, còn giám đốc chỉ là đại tá.

Cho rằng quy định này gây khó cho việc luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, ông Tới đề nghị sửa lại dự thảo luật theo hướng giám đốc công an tỉnh được phong cấp hàm cao nhất là thiếu tướng.

Nhìn nhận việc phong tướng từ quan điểm của cử tri, đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) nói: “Nhiều ý kiến nói rằng thời bình sao nhiều tướng đến thế! So với thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ biên giới thì những năm gần đây trong lực lượng vũ trang nói chung và công an nói riêng, cấp tướng tăng lên nhiều”.

Theo vị đại biểu đoàn Lâm Đồng, người dân rất quan tâm đến uy tín, vị thế của tướng lĩnh, nhất là khi một số cán bộ cấp cao vi phạm.

‘Thoi binh sao nhieu tuong the’ hinh anh 2
Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng): “Nhiều ý kiến nói rằng thời bình sao nhiều tướng đến thế!”. Ảnh: Quân Minh.

Theo ông Tạo, quy định giám đốc công an cấp tỉnh có thể mang hàm tướng sẽ “vênh” với người đứng đầu cơ quan quân sự cùng cấp. Điều này đòi hỏi phải sửa luật sĩ quan quân đội để nâng hàm cho tương ứng, song có thể khiến cử tri không đồng tình.

Dùng quyền tranh luận, đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) lại cho rằng đặt vấn đề về việc nên hay không nên nâng hàm trần cấp hàm và tương đồng hay không tương đồng giữa công an với quân sự là chưa thực sự thuyết phục. Theo ông Lâm, cấp hàm của lực lượng công an hay quân sự thể hiện năng lực, trình độ, phẩm chất của người công an và sĩ quan quân đội. Người nào xứng đáng trình độ là tướng thì khi có nhu cầu sẽ phong tướng, tình độ xứng đáng cấp tá thì phong tá.

“Có thể địa phương này trong lúc này cần một cán bộ cấp tướng về chỉ đạo giải quyết vấn đề nhưng giai đoạn khác, địa phương khác có nhu cầu thì lại điều chuyển đến vị trí đó. Không cứng nhắc chỗ này nhất thiết phải tướng, chỗ kia nhât quyết phải tá”, ông Lâm nói.

Cùng cho rằng việc có quá nhiều sĩ quan được phong tướng dù không có chiến tranh, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam) kiến nghị chỉ phong hàm cấp tướng với lực lượng trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phòng chống tội phạm. Riêng các đơn vị hành chính sự nghiệp trong công an nhân dân phải cân nhắc vì có thể chỉ thực hiện nhiệm vụ như các cơ quan hành chính Nhà nước khác.

Bộ Công an có cục trưởng đặc biệt do Thủ tướng bổ nhiệm?

Dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi) quy định Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ thứ trưởng Bộ Công an, cục trưởng đặc biệt và nâng lương cấp bậc hàm đại tướng, thượng tướng. Cục trưởng đặc biệt có thể mang hàm trung tướng, còn phó cục trưởng đặc biệt có cấp bậc hàm cao nhất là thiếu tướng.

Lo ngại việc áp dụng tràn lan, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh đề nghị cần có quy định rõ thế nào là cục đặc biệt, đồng thời cần nêu rõ trong luật các cục thuộc Bộ Công an được coi là đặc biệt.

‘Thoi binh sao nhieu tuong the’ hinh anh 3
Lo ngại việc áp dụng tràn lan, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh đề nghị cần có quy định rõ thế nào là cục đặc biệt, đồng thời cần nêu rõ trong luật các cục thuộc Bộ Công an được coi là đặc biệt.
Ảnh: Quân Minh.

Ngoài ra, ông Thịnh cho rằng mỗi cục đặc biệt sẽ có nhiều cấp phó, nếu chúng ta phong hàm hết tất cả các thiếu tướng thì có quá nhiều hay không. “Chúng tôi đề nghị chỉ phong hàm cấp thiếu tướng đối với những cấp phó thường trực”, vị đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa nói.

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) thì cho rằng quy định Thủ tướng bổ nhiệm cục trưởng đặc biệt là chưa phù hợp. Dẫn quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ, ông Tám nói Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức vụ thứ trưởng và tương đương. Luật Công an nhân dân hiện hành cũng chỉ quy định Thủ tướng bổ nhiệm các chức vụ thứ trưởng, tổng cục trưởng, tư lệnh, chính ủy bộ tư lệnh. Theo phân cấp quản lý cán bộ, Ban Bí thư cũng chỉ quản lý thứ trưởng.

“Do vậy, dự thảo nên quy định theo hướng Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ thứ trưởng Bộ Công an và nâng lương cấp bậc hàm đại tướng, thượng tướng. Còn thẩm quyền bổ nhiệm cục đặc biệt nên giao cho Bộ trưởng Công an”, ông Tám nói và đề nghị bổ sung thêm những tiêu chí cơ bản của cục đặc biệt để có cơ sở đối chiếu.

Phản bác đề xuất này, đi biểu Trần Hồng Hà đề nghị không quy định cục đặc biệt trong cơ cấu, tổ chức của Bộ Công an. Ông cho rằng chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an và đơn vị trực thuộc là rất đặc biệt.

“Nếu tổ chức cục đặc biệt thuộc Bộ Công an và thẩm quyền bổ nhiệm cục trưởng cục đặc biệt như quy định của dự thảo luật sẽ dẫn đến tình trạng cùng là đơn vị cấp cục nhưng có cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm, có cục trưởng do Bộ trưởng Công an bổ nhiệm”, ông Hà nói.

Theo: Zing News