Tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2017 rơi vào nhóm mất cân bằng cao, khoảng 110,2 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Vì vậy, từ nay đến năm 2020, ngành Dân số tỉnh sẽ nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, nhằm góp phần ổn định xã hội.

Một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong Nghị quyết số 21 về công tác dân số trong tình hình mới do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 25-10 là: tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống vào năm 2030.

Hiện nay, tỷ số này ở nước ta khoảng 112 – 113 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Việt Nam được đánh giá là nước nằm ở top đầu có tỷ số giới tính khi sinh cao. Năm 1999, tỷ số giới tính khi sinh là 107 bé trai/100 bé gái. Đến năm 2009, tỷ số này là 110,5 và tăng lên 113,8 năm 2013, cho đến nay vẫn dao động xung quanh ngưỡng 112,2. Sự lạm dụng khoa học, công nghệ đã dẫn tới việc lựa chọn giới tính thai nhi ngày càng lan rộng trên khắp các địa phương. Nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt, nước ta sẽ thiếu khoảng 2,3 – 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050, gây hệ lụy cho sự phát triển bền vững.

TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA

Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ trong tương lai, làm biến đổi chỉ số nhân khẩu học. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của thế hệ trẻ sinh ra hôm nay khi bước vào độ tuổi kết hôn. Nam giới khó lấy vợ, một bộ phận có thể kết hôn muộn, hoặc không thể kết hôn. Tình trạng này cũng làm thay đổi cấu trúc dân số, tan vỡ cấu trúc gia đình cũng như nhiều hệ lụy khác như: phụ nữ kết hôn sớm, tỷ lệ ly hôn, tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao, gia tăng bất bình đẳng giới. Thậm chí sẽ thiếu hụt lao động tại nhiều ngành nghề cần nữ, nguy cơ gia tăng tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái.

Tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh năm 2017 rơi vào nhóm mất cân bằng cao, khoảng 110,2 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Vì vậy, từ nay đến năm 2020, ngành Dân số tỉnh sẽ nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, nhằm góp phần ổn định xã hội.

Truyền thông về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân.

Vì vậy, Nghị quyết số 21 đã nêu rõ: rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; ngăn ngừa có hiệu quả việc lạm dụng khoa học – công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi; đẩy mạnh công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ; nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao.

Khánh Hòa cũng nằm trong bối cảnh chung. Tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh rơi vào nhóm mất cân bằng cao, khoảng 110,2 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Vì vậy, trong kế hoạch thực hiện Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số – phát triển tỉnh giai đoạn 2017 – 2020, một trong những vấn đề quan trọng của kế hoạch này là tăng cường hiểu biết và thay đổi hành vi về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, tạo dư luận ủng hộ những người phát hiện, ngăn chặn các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, góp phần giảm mất cân bằng giới tính khi sinh. Cụ thể, phấn đấu đến năm 2020, 90% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ hiểu biết về các hành vi vi phạm pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi và 70% nam giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đồng ý không lựa chọn giới tính thai nhi; 80% vị thành niên, thanh niên từ 15 đến 24 tuổi có đầy đủ kiến thức về các hành vi vi phạm pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi.

Ông Phan Văn Giáp – Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh cho biết, khoảng 5 năm gần đây, tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, năm nay cũng tăng so với năm ngoái. Vì vậy, để kiểm soát tốt tình trạng này trong thời gian tới, các địa phương cần phải lưu ý thực hiện thống kê chính xác thực tế số trẻ trai sinh ra so với trẻ em gái sinh ra mới có thể thực hiện có hiệu quả các giải pháp khống chế tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh. Thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 – 2020, ngành Dân số tỉnh sẽ tăng cường công tác truyền thông, đào tạo năng lực truyền thông cho cán bộ cơ sở, đặc biệt các cấp cần tham mưu, phối hợp đưa nội dung này vào quy chế của các đơn vị xã hội nghề nghiệp. Ngành Y tế cũng sẽ tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh nội dung kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giao trách nhiệm cho các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp phải quan tâm và cùng vào cuộc thực hiện thì mới kiểm soát có hiệu quả tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

LƯU KHÁNH
 

Theo: Báo Khánh Hòa