Ngày 30-5, ông Nguyễn Văn Hường, Chỉ huy trưởng công trình khắc phục điểm đen km44 + 720 (từng khiến 7 người chết 17 người bị thương), cho biết sau gần 1 năm khắc phục đơn vị mới kết thúc phần nổ mìn mở rộng làn đường, taluy dương vì gặp nhiều khó khăn.
Đèo Khánh Lê một trong tuyến đèo dài nhất nước hiện nay
Đèo Khánh Lê dài 29km (chưa tính chân đèo) là một trong những tuyến đèo dài nhất nước hiện nay. Đèo nằm trên Quốc lộ 27C nối TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) được xem là tuyến đường huyết mạch của 2 thành phố nổi tiếng về du lịch hiện nay.
Lượng phương tiện di chuyển qua lại tuyến đèo rất cao trong khi đèo với nhiều khúc cua cùi chỏ, độ dốc lớn nên thường xuyên xảy ra tai nạn.
Ám ảnh tai nạn giao thông
Điểm đen Km 44 + 720 từng xảy ra vụ xe khách đâm vào vách núi khiến 17 người chết và 17 người bị thương
Đơn vị thi công mới hoàn tất phần nổ mìn để giải phóng tầm nhìn và mở rộng taluy dương (vách núi)
Ngay khúc cua “cùi chỏ” là vực thẳm
Ông Nguyễn Văn Hường, chỉ huy trưởng đơn vị khắc phục điểm đen này cho biết việc khắc phục gặp nhiều khó khăn vì độ dốc cao, mái taluy dương cao, thời tiết thường xuyên có mưa gây sạt lở
Mỗi lần đơn vị nổ mìn để phá đá phải cấm đường 4km vì đá có thể rớt xuống tuyến đường phía dưới
Vụ xe khách đâm vào vách núi vào đầu tháng 5-2018 khiến 3 người chết 18 người bị thương ở đèo Khánh Lê mới đây là tiếng chuông cảnh tỉnh các tài xế – ảnh Lê Xuân
Sạt lở là hiểm họa chực chờ ở đèo Khánh Lê. Chỉ cần 1 cơn mưa lớn là sạt lở núi có thể xảy ra bất cứ khi nào. Theo quan sát của phóng viên cứ khoảng 400 – 500m có một điểm sạt lớn nhỏ.
Những mảng núi lớn bị sạt lở khiến giao thông ách tắc như bão số 12 năm 2017 khiến tuyến đường tê liệt gần nửa tháng
“Những ngày mưa đi đèo Khánh Lê như cược mạng với tử thần”- một người dân đi đèo này cho biết
Những vết sạt lở mới xé toạc rọ đá sau khi cơ quan chức năng khắc phục
Thác nước cuốn người.
Cảnh đẹp từ các thác nước đổ ra tuyến đường khiến nhiều người mê mẫn nhưng đây cũng là hiểm họa khó lường. Cuối tháng 11-2017, hai nạn nhân là chị Trương Khánh Nhi và anh Nguyễn Lâm Huy (cùng 20 tuổi, trú TP Nha Trang) khi đi từ Nha Trang lên Đà Lạt băng qua một thác nước đã bị cuốn xuống vực tử vong.
Họng nước trên đèo Khánh Lê
Khu vực thác nước cuốn 2 phụ nữ xuống vực tử vong
Một họng nước cuốn bay tuyến đường
Một đoạn đường bị từ trên núi xuống gần như “xóa trắng” mặt đường. Các đơn vị chức năng hầu như phải làm lại đường ở khu vực này
Còn đó những rình rập hiểm nguy.
Theo Chi cục quản lý đường bộ III.3, cơ quan quản lý Quốc lộ 27C qua Khánh Hòa, thì đây là một trong những cung đường nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất lớn. Chỉ mùa mưa năm 2017 vừa qua, tuyến đèo có 10 điểm sạt lở nặng, chi cục phải cắt cử đơn vị túc trực xử lý ròng rã gần 6 tháng mới hoàn thành.
Ông Lê Xuân Hải, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa trong cuối tháng 4-2018 trên đường đi công tác đã suýt bị tảng đá hàng chục tấn đè. Tảng đá này rớt trước mặt xe ông Hải và được ông chụp hình lại
Ngay cả vào thời điểm vào mùa hè cuối tháng 5-2018 thì những cơn mưa lớn cũng là mối nguy hiểm thường trực. Ông Nguyễn Văn Hường trong chiều 29-5 cho biết khi đang khắc phục “điểm đen” trên đèo Khánh Lê thì mưa lớn như trút nước, kèm gió giật không khác gì bão
Một đoàn đường ở giữa Km 51- 51 bị sụt lún
Cơ quan chức năng khuyến cáo đi đúng làn đường
Nhưng việc chấp hành không phải lúc nào cũng được thực hiện nghiêm túc, tai nạn giao thông không thể đổ hết cho đường đèo nguy hiểm
Nguy hiểm thường trực bất cứ khi nào nếu tài xế không tập trung bị “hớp hồn” bời cảnh đẹp của tuyến đèo
Các công nhân sửa chữa đèo gần như thường trực ở đây
Lán trại của các công nhân, mỗi ngày họ có 10 tiếng có điện nhờ máy nổ, dùng nước suối để nấu ăn
Các phương tiện máy móc có thể hỗ trợ việc khắc phục đèo cũng như cứu nạn khi cần thiết của các đơn vị sửa chữa đèo Khánh Lê
Theo: Người Lao Động