Sáng 27/2, tại cuộc họp của Bộ GTVT về ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến doanh nghiệp vận tải, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ đưa ra các số liệu sụt giảm nghiêm trọng của xe khách và các phương tiện vận tải hàng hóa.

Báo cáo Bộ trưởng GTVT, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện cho biết nhiều nhà xe đang muốn dừng hoạt động vì khách ít, càng chạy càng lỗ.

Nhà xe muốn ngừng chạy để tránh lô

Cụ thể, trong tháng 2, 5 bến xe lớn ở Hà Nội ghi nhận mức sụt giảm hành khách đột biến so với cùng kỳ 2019. Bến xe Yên Nghĩa giảm 42%, Giáp Bát giảm 49%, Mỹ Đình 34%, Nước Ngầm 33%, Gia Lâm 18%.

TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA

Sản lượng hành khách cũng sụt giảm mạnh ở các địa phương có dịch như Khánh Hòa (tuyến xe du lịch giảm 70%), Vĩnh Phúc (60%), Thanh Hóa (50%). Một số tỉnh chưa phát hiện người nhiễm nhưng lượng hành khách vẫn giảm mạnh như Đà Nẵng, Lạng Sơn, Cần Thơ…

Doanh nghiep van tai 'doi' khach, 'khat' khau trang hinh anh 1 miendong_zing.jpg

Hành khách được kiểm tra thân nhiệt tại bến xe Miền Đông (TP.HCM). Ảnh: Thu Hằng.

Điểm sáng duy nhất là tại TP.HCM, dù phát hiện 3 trường hợp dương tính với Covid-19 nhưng sản lượng hành khách chỉ giảm 1%. Khách xuất bến trong tháng 2 vẫn đạt hơn 1 triệu lượt.

Việc kinh doanh ế ẩm đột ngột khiến nhiều nhà xe tuyến cố định muốn dừng chạy để tránh lỗ. Tuy nhiên, quy định chạy dưới 70% số chuyến sẽ bị thu hồi phù hiệu và đình chỉ khai thác khiến các nhà xe vẫn phải duy trì hoạt động. Bộ GTVT cũng chưa có quy định cụ thể về việc tổ chức vận tải bằng ôtô khi có dịch bệnh.

Lượng xe xuất bến thấp cũng kéo theo thiệt hại cho các bến xe (nguồn thu từ lệ phí ra vào bến, hoa hồng bán vé). Các doanh nghiệp mất thêm chi phí trang bị khẩu trang, dụng cụ bảo hộ trong khi vẫn phải trả lãi vay ngân hàng và trả lương cho nhân viên.

Theo ông Nguyễn Văn Huyện, các bến xe, nhà xe và cửa khẩu đang thiếu nguồn cung cấp khẩu trang y tế, nước rửa tay để trang bị cho nhân viên, lái xe. “Việc mua những mặt hàng này phải thu gom từ nhiều nhà thuốc, cửa hàng nhỏ lẻ nhưng vẫn thiếu so với nhu cầu”, ông Huyện nêu vấn đề.

Sau khi nghe ý kiến, Bộ trưởng GTVT cho rằng vấn đề thiếu khẩu trang và cồn rửa tay là rất nghiêm trọng đối với vận tải hành khách. Hành khách đi trên xe khách, máy bay hay đường sắt đều cần được bảo vệ. Nếu việc cung cấp khẩu trang, cồn rửa tay bị hạn chế thì tâm lý người dân sẽ không sử dụng dịch vụ.

“Đây là một trong những nội dung phải kiến nghị để Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành đẩy mạnh sản xuất khẩu trang y tế và cung ứng cho ngành giao thông vận tải”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.

Đảm bảo thông quan để duy trì sản xuất

Không chỉ với vận chuyển hành khách, lĩnh vực vận tải hàng hóa cũng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho biết việc thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu như Lào Cai, Hữu Nghị (Lạng Sơn) đang rất chậm, bị ùn ứ do phải thực hiện nghiêm việc tiêu độc khử trùng.

Tại cửa khẩu Hữu Nghị, số lượng giấy phép xuất cảnh được cấp giảm 58% so với cùng kỳ 2019.

Doanh nghiep van tai 'doi' khach, 'khat' khau trang hinh anh 2 4_cua_khau_Tan_Thanh_zing22.jpg

Nhiều kiok tại chợ cửa khẩu Tân Thanh đóng cửa vì ế ẩm trong mùa dịch Covid-19. Ảnh: Việt Hùng.

Tại cửa khẩu Lào Cai, lượng phương tiện của Việt Nam xuất cảnh qua biên giới trong tháng 2 chỉ đạt gần 2.400 xe (gần 100 xe/ngày) trong khi tần suất thông thường khoảng 300 xe/ngày.

Việc thông quan hàng hóa bị đình trệ được đánh giá là nghiêm trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất hàng hóa ở trong nước.

Tổng cục Đường bộ đề nghị Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ cho phép giảm lãi suất vay, giãn thời gian trả nợ tại các ngân hàng, lùi thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp… để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

Sau khi ghi nhận phản ánh, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu ngành giao thông phải tạo mọi điều kiện để hàng hóa lưu thông qua biên giới, đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất trong nước, không được để đình trệ.

“Cần kiến nghị Chính phủ có các giải pháp để đảm bảo hoạt động xuất nhập hàng hóa qua biên giới”, tư lệnh ngành giao thông nhấn mạnh.

Theo: Zing News