Site icon Tin Tức Khánh Hòa

Điểm mặt những sai phạm xung quanh dự án đường Hồ Chí Minh

Phát hiện nhiều sai phạm tại dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I)

Tháng 11/2006 báo Nhân dân có đăng tải nội dung – Cho đến nay, mặc dù dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I) đã được gia hạn thêm hai năm nhưng đến hết năm 2005, vẫn còn nhiều hạng mục công trình chưa khởi công và đang thi công dở dang do có nhiều sai phạm.

Dự án tổng thể đường Hồ Chí Minh có tổng chiều dài là 3.167 km từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Ðất Mũi (Cà Mau), đi qua 30 tỉnh, thành phố. Trong đó, tuyến chính là 2.667 km, tuyến tây 500 km, các tuyến nhánh khác nối đường Hồ Chí Minh với các di tích lịch sử, công trình văn hoá, du lịch, khu kinh tế…, là 176 km.

Tổng mức đầu tư dự án dự tính theo thời giá năm 2004 là 33.646 tỷ đồng, trong đó giai đoạn I (2000- 2005) là 15.478 tỷ đồng. Ðây là công trình quan trọng của quốc gia, có quy mô lớn, kết cấu hiện đại, đòi hỏi chất lượng cao. Theo quy hoạch, kết thúc giai đoạn III vào sau năm 2010, đường Hồ Chí Minh có nhiều đoạn mặt cắt ngang tám làn xe, đạt tiêu chuẩn đường cao tốc quốc tế, trở thành tuyến đường hiện đại và quan trọng của quốc gia và khu vực.

Do tuyến đường đi qua nhiều địa phương, trong đó có những vùng địa hình rừng núi hiểm trở, địa chất, thủy văn phức tạp, khí hậu khắc nghiệt và hậu quả chiến tranh nặng nề, cho nên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã thành lập Ban chỉ đạo do Bộ trưởng GTVT làm Trưởng ban và Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (QLDA đường Hồ Chí Minh)  làm chủ đầu tư, đồng thời giao nhiệm vụ cho 10 Ban quản lý dự án hiện có của Bộ GTVT, Cục Ðường bộ Việt Nam và một số Sở GTVT thuộc các tỉnh có tuyến đường đi qua để giải quyết các công việc do Ban QLDA đường Hồ Chí Minh ủy nhiệm.

Ngày 5-4-2000, dự án bắt đầu khởi công. Trong quá trình đầu tư, cơ quan quản lý của T.Ư và địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, đưa nhiều đoạn đường thuộc giai đoạn I vào sử dụng ổn định. Tuy nhiên, qua thanh tra vẫn phát hiện hàng loạt sai phạm.

Xem thêm…

Tháng 5/2006, tờ Vnexpress.net đưa ra thông tin – TAND Kon Tum nhận xét, trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại hạng mục phá đá nổ mìn thuộc Dự án đường Hồ Chí Minh, Cơ quan điều tra Bộ Công an, Viện KSND tối cao đã vi phạm “quyền của bị cáo và những người tham gia tố tụng với kết luận giám định”.

Hai cơ quan này đã nhiều lần từ chối yêu cầu được biết kết quả giám định do bị can Bùi Hải Nhân (kỹ sư khai thác mỏ của Công ty 621) đặt ra.

Sáng 14/5, với lý do trên, TAND tỉnh Kon Tum đã hoãn phiên xử 11 bị cáo được xác định có liên quan vụ tiêu cực, trả hồ sơ về Viện KSND để điều tra bổ sung.

Toà nhận định, bản giám định giá trị thiệt hại ngày 6/1/2005 của Viện Kinh tế, Bộ Xây dựng mà cơ quan điều tra và Viện KSND lấy làm căn cứ buộc tội các bị cáo gây thất thoát hơn 4,2 tỷ đồng, đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn. Các giám định viên đã áp dụng đơn giá xây dựng cơ bản sai đối tượng; đã nhầm lẫn trong việc xác định giá vật liệu nổ…

Xem thêm…

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Đắk Lắk bằng hình thức BOT: Hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư

Tháng 7/2014, Báo Đắk Lắk có đưa thông tin – Bộ GTVT vừa chấm dứt vai trò chủ đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh bằng hình thức BOT qua Dak Lak đối với Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức (gọi tắt là Công ty Quang Đức) do chậm trễ tiến độ và để xảy ra hàng loạt sai phạm khác trong quá trình triển khai thực hiện Dự án…

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh từ km 1738+148 đến km 1763+610 (đoạn qua địa bàn tỉnh Dak Lak) do Liên danh Công ty Quang Đức, CTCP Đông Hưng Gia Lai và CTCP Sê San 4A đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) được khởi công từ tháng 6-2013. Được sự cho phép của Bộ GTVT, Liên danh này thành lập CTCP BOT Quang Đức. Trong quá trình triển khai Dự án, CTCP BOT Quang Đức lại ký hợp đồng với Công ty Quang Đức làm đại diện chủ đầu tư và liên danh nhà thầu.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng kiểm tra thực tế Dự án BOT, đoạn qua thị xã Buôn Hồ.

Xem thêm…

Tiến độ nhiều gói thầu trong dự án đường Hồ Chí Minh 7 đoạn qua các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum đã chậm tới vài năm với nguyên nhân chủ quan xuất phát từ năng lực của nhà thầu.

Một số gói thầu của dự án đường Hố Chí Minh đã chậm tới vài năm

Theo thông tin vừa được Kiểm toán Nhà nước thông báo, kết quả kiểm toán dự án trên trong thời gian từ ngày 28/3 tới 5/6 cho thấy, phần lớn các gói thầu đều không đảm bảo tiến độ so với hợp đồng ban đầu. Cụ thể, gói 1, 2, 3, 4 đoạn kéo dài phía Nam Pleiku đã chậm 26 tháng, gói 3 đi qua thị xã Kon Tum chậm 24 tháng, gói 1 chậm 22 tháng đoạn đi qua thị trấn Đăk Mil (Đăk Nông),…

Xem thêm…

Ngày 29.10, tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Ban Chỉ đạo Tây nguyên và Ban Quản lý dự án (QLDA) đường Hồ Chí Minh (Bộ Giao thông vận tải) tổ chức hội nghị giao ban báo chí về thi công dự án đường Hồ Chí Minh (QL14) tuyến qua địa bàn Tây nguyên và Bình Phước.

Thi công trên tuyến đường Hồ Chí Minh (QL14) đoạn qua Đắk Nông

Ông Nguyễn Văn Huấn, Phó trưởng Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, cho biết mới đây Ban QLDA đã xử lý trường hợp vi phạm chất lượng tại dự án BOT Cầu 38 – Đồng Xoài (Bình Phước) do nhà thầu Công ty TNHH xây dựng Đức Đạt Gia Lai thi công.

Trước đó, ngày 17.10, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đã phát hiện khi chuẩn bị thảm bê tông nhựa, nhà thầu này tiến hành tưới nhựa thấm bám trên bề mặt lớp cấp phối đá dăm loại 1 không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (có nhiều ổ gà, ổ voi).

Xem thêm…

Nhiều sai sót tại Dự án Đường Hồ Chí Minh giai đoạn II

Khá nhiều sai sót liên quan tới việc kiểm soát tiến độ, lựa chọn nhà thầu… được Kiểm toán Nhà nước phát hiện tại 7 dự án thành phần (đoạn qua khu vực Tây Nguyên) thuộc Dự án Đường Hồ Chí Minh giai đoạn II.

Nhiều sai sót về kiểm soát tiến độ, lựa chọn nhà thầu… được Kiểm toán Nhà nước phát hiện tại Dự án Đường Hồ Chí Minh giai đoạn II

Sau 6 tháng tiến hành kiểm toán 7 dự án thành phần (đoạn qua Gia Lai, Đắc  Lắc, Đắc Nông và Kon Tum) thuộc Dự án Đường Hồ Chí Minh, giai đoạn II, với tổng kinh phí được kiểm toán là 2.003 tỷ đồng, Kiểm toán Nhà nước vừa có Văn bản số 162/TB – KTNN thông báo kết quả kiểm toán.

Xem thêm…

Những sai phạm trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1

Cũng theo kết quả thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính, trong tổng mức đầu tư ở 8 dự án lập chưa chính xác, đoạn tại Bình Định (do Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh – Bộ Giao thông Vận tải quản lý và thực hiện) lập tăng không đúng lên tới gần 369 tỉ đồng; đoạn tại Phú Yên (Ban Quản lý dự án Thăng Long – Bộ Giao thông Vận tải) 432,2 tỉ đồng; đoạn tại Khánh Hòa (Ban Quản lý dự án 7 – Bộ Giao thông Vận tải) 117,779 tỉ đồng…

Xem thêm…

Việc kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo (TC) Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (QLDA đường HCM) và tiết lộ danh tính người TC là vi phạm Luật TC. Đây là nội dung đáng chú ý được Bộ Giao thông Vận tải chỉ ra tại kết luận thanh tra trách nhiệm về thực hiện pháp luật khiếu nại (KN), tố cáo (TC) và Phòng phòng, chống tham nhũng (PCTN) tại Ban Quản lý (BQL) dự án (DA) đường HCM. Cụ thể, đó là việc tiết lộ danh tính người TC và việc kiểm tra, xác minh nội dung TC Phó Tổng Giám đốc BQLDA đường Hồ Chí Minh.

BQLDA đường HCM có nhiều tồn tại và sai sót trong PCTN. Ảnh: HO

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại năm 2013, Đoàn thanh tra kiểm tra 3 hồ sơ bổ nhiệm còn có sai sót. Trong khi đó, việc triển khai minh bạch tài sản năm 2015 còn chậm so với quy định và 2 bản kê khai thu nhập còn chưa đầy đủ.Chưa ban hành nội quy tiếp công dân

Bên cạnh đó, công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư KN, TC, kiến nghị, phản ánh còn có sai sót như: Chưa ban hành nội quy tiếp công dân, chưa ban hành quyết định giao nhiệm vụ cho cán bộ thực hiện kiêm nhiệm công tác tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư, giải quyết KN, TC và PCTN. Thời gian ban hành quyết định xác minh, kế hoạch xác minh phê duyệt còn chậm so với quy định.

Xem thêm…

Chậm giải ngân, ban quản lý dự án sẽ bị xử nghiêm

Tổng kế hoạch vốn TPCP năm 2016 Bộ GTVT được giao khoảng 24.612 tỷ đồng.

Ban QLDA1 đã giải ngân được 466 tỷ đồng, đạt 66% nhu cầu giải ngân năm 2016 (Trong ảnh: Dự án QL1 đoạn Thanh Hóa – Diễn Châu do Ban QLDA1 làm đại diện chủ đầu tư đã giải ngân được 184 tỷ đồng từ đầu năm đến nay)

Ban QLDA1 đã giải ngân được 466 tỷ đồng, đạt 66% nhu cầu giải ngân năm 2016 (Trong ảnh: Dự án QL1 đoạn Thanh Hóa – Diễn Châu do Ban QLDA1 làm đại diện chủ đầu tư đã giải ngân được 184 tỷ đồng từ đầu năm đến nay)

Theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, chậm nhất trong ngày hôm nay (28/11), 8 ban QLDA phải báo cáo Bộ GTVT về kết quả giải ngân chi tiết và khả năng thực hiện giải ngân số tiền còn tồn trong kế hoạch vốn Trái phiếu Chính phủ (TPCP) năm 2016.

Theo ông Trần Minh Phương, Phó vụ trưởng Vụ KH&ĐT, tổng kế hoạch vốn TPCP năm 2016 Bộ GTVT được giao khoảng 24.612 tỷ đồng, bao gồm hơn 9.691 tỷ đồng kế hoạch năm 2015 kéo dài và 14.920,3 tỷ đồng kế hoạch năm 2016. Đến nay, Bộ GTVT đã giải ngân được hơn 7.215 tỷ đồng (đạt 29,3%), gồm 3.348 tỷ đồng kế hoạch năm 2015 kéo dài (34,5%) và hơn 3.867 tỷ đồng kế hoạch năm 2016 (26%).

Chiếm tỷ trọng gần 70% mức vốn kế hoạch TPCP trong năm 2016 được giao cho cả Bộ GTVT, song đến thời điểm này, kết quả giải ngân của 8 Ban QLDA gồm: 1, 6, 7, 85, ATGT, Thăng Long, Đường Hồ Chí Minh và Hàng hải đạt tỷ lệ rất thấp, thậm chí có đến ba đơn vị giải ngân chưa quá bán so với nhu cầu trong năm 2016.

Nhằm phản ánh đúng tình hình và khả năng giải ngân kế hoạch năm 2016 được giao, ngày 21/11, Bộ GTVT đã có Văn bản 13740 đề nghị Bộ KH&ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2016 khoảng 6.000 tỷ đồng (3.812 tỷ đồng của các dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên và 2.188 tỷ đồng của các dự án sử dụng vốn TPCP 2012 – 2015, bổ sung giai đoạn 2014 – 2016).

Cụ thể, theo thông tin của Báo Giao thông, tính đến ngày 21/11, Ban QLDA85 giải ngân được 1.533 tỷ đồng, đạt 64% nhu cầu giải ngân trong năm 2016 (2.385 tỷ đồng); Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh giải ngân được 1.208 tỷ đồng, đạt 63%; Ban QLDA Hàng hải giải ngân được 1.056 tỷ đồng, đạt 82%; Ban QLDA1 giải ngân được 466 tỷ đồng, đạt 66 %; Ban QLDA7 giải ngân được 158 tỷ đồng, đạt 44%; Ban QLDA6 giải ngân được 413 tỷ đồng, đạt 62%; Ban QLDA Thăng Long giải ngân được 77 tỷ đồng, đạt 22% và Ban QLDA ATGT giải ngân được 116 tỷ đồng, đạt 43% kế hoạch đăng ký.

Xem thêm…

Kết luận thanh tra của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) mới đây nêu rõ, đến thời điểm thanh tra dự án (D.A) đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (HCM) đoạn Km1793+600-Km 1824 tỉnh Đắk Nông theo hình thức BOT, thời gian thu phí hoàn vốn tính lại là 11 năm, 20 ngày – giảm 10 năm 7 tháng so với hợp đồng BOT đã ký.

BQL D.A đường HCM được kết luận thiếu kiểm tra, giám sát trong thực hiện D.A. Ảnh: O.H

D.A hoàn thành góp phần hoàn chỉnh tuyến quốc lộ 14 là tuyến huyết mạch nối liền các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện D.A còn một số tồn tại, sai sót.

Theo phương án tài chính, giá trị D.A tính thời gian thu phí hoàn vốn có thuế VAT là 73.595 triệu đồng và cho cả 21 năm 7 tháng và 20 ngày chi phí duy tu, trung tu, đại tu. Còn chi phí quản lý khai thác là 45.778,72 triệu đồng. Nhà đầu tư được lựa chọn là Cty Cổ phần (CP) Toàn Mỹ 14 và Cty Băng Dương.

Theo quy định, nhà đầu tư phải đảm bảo yêu cầu “trong vòng 5 năm trở lại đây phải thực hiện ít nhất một công trình giao thông đường bộ cấp II hoặc 2 công trình giao thông cấp III cùng loại có tổng giá trị lớn hơn hoặc bằng 257 tỷ đồng và phải có kinh nghiệm trong thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và quản lý ít nhất 1 công trình giao thông đường bộ cấp II hoặc 2 công trình đường bộ cấp III. Bên cạnh đó, có vốn chủ sở hữu tối thiểu tính đến 31/12/2012 là 153,57 tỷ đồng”.

Xem thêm…

Lợi dụng sự thiếu kiểm tra, giám sát, Bùi Hải Nhân, Trịnh Duy Thông, Trịnh Duy Minh đã hủy 130 hồ sơ, lập mới 356 hồ sơ, để trục lợi từ việc thi công đường Hồ Chí Minh. 

Đường Hồ Chí Minh, đoạn qua H.Đăk Glei (Kon Tum)

Ngày 19.10, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ cho Viện KSND tối cao, đề nghị truy tố 11 bị can trong vụ án “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (HCM), Tổng công ty công trình giao thông 6 (viết tắt Tổng công ty 6), Công ty công trình khai thác đá 621 (viết tắt là Công ty 621), Công ty TNHH Xây lắp và khai thác vật liệu xây dựng Thanh Nam (viết tắt Công ty Thanh Nam).

Xem thêm…

Theo: Pháp Luật Plus