Sáng 12-5, trong khuôn khổ Festival Biển Nha Trang 2019,  Trường Đại học Khánh Hòa và Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam (VITEA) cùng Khách sạn Galina Nha Trang tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”. Hội thảo do  PGS.TS. Phạm Trung Lương – Phó Chủ tịch VITEA chủ trì với sự tham gia của gần 100 đại biểu là các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch trên toàn quốc.



<p style= "text-align: justify; ">Quang cảnh hội thảo</p>
<p>” itemprop=”image” src=”https://baokhanhhoa.vn/dataimages/201905/original/images5363328_1_IMG_7038.JPG”/></p><figcaption class=

Quang cảnh hội thảo

Tại hội thảo, các diễn giả đã trình bày nhiều tham luận chia sẻ góc nhìn về thực trạng nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam; tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với du lịch và yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn hiện nay. Hội thảo cũng đã dành nhiều thời gian để chia sẻ kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong thời gian tới; marketing du lịch địa phương trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0

Theo VITEA, hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của du lịch Việt Nam còn khá thấp, tỷ lệ lao động có chuyên môn nghiệp vụ du lịch chỉ đạt khoảng 43%, hơn 50% số lao động làm du lịch không biết ngoại ngữ. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Hiện nay, mỗi năm ngành du lịch cần thêm khoảng 40.000 lao động, tuy nhiên năng lực đào tạo của các trường chưa đáp ứng được con số này.  

TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA

Tính đến thời điểm này, cả nước có 196 cơ sở đào tạo du lịch, gồm 65 trường đại học có khoa du lịch, 55 trường cao đẳng, 71 trường trung cấp và 4 trung tâm đào tạo nghề. Hàng năm các cơ sở đào tạo du lịch cho ra trường khoảng 22.000 sinh viên, học viên. Trong đó có khoảng 1.800 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp; 2.100 sinh viên cao đẳng nghề du lịch, 18.200 học viên hệ trung cấp. Ngoài ra, còn có khoảng 5.000 lao động sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng. Qua khảo sát tại các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch cho thấy, chương trình đào tạo còn chưa thống nhất, chưa sát với nhu cầu của xã hội; chất lượng giảng viên còn thấp; cơ sở vật chất giảng dạy còn thiếu;  phương pháp giảng dạy còn nặng về lý thuyết, coi nhẹ hoặc lẫn tránh việc thực hành. Điều đó đã khiến người lao động ra trường không bắt kịp với thực tế công việc; giao tiếp cơ bản trong công việc chưa đạt yêu cầu, đăc biệt là việc sử dụng ngoại ngữ…

X.T