Chiều 23/11, Hội đồng xét xử tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông tiếp tục mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phát bị cáo Lê Đình Trọng (42 tuổi, nguyên Phó chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông) 7 năm tù về tội nhận hối lộ và Nguyễn Trọng Toàn (37 tuổi, trú tại xã Tây Thuận,huyện Tây Sơn, Bình Định) về tội đưa hối lộ nhận mức án 3 năm 6 tháng tù.
Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Nguyễn Trọng Toàn (37 tuổi, trú tại xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, Bình Định) – nhân viên công ty TNHH Hiệp Toàn khẳng định, trước khi chuyển 5 triệu đồng, bị cáo có mượn của bị cáo Lê Đình Trọng 5 triệu đồng trong khi bị nổ lốp xe. Sau đó đã chuyển cho bị cáo Trọng số tiền 15 triệu để trả ơn.
Toàn khai báo tại tòa, số tiền 15 triệu đồng chuyển cho bị cáo Trọng, bị cáo Toàn nói: “Lúc đó bị cáo Trọng khó khăn và có hỏi mượn nên đã nhờ vợ chuyển để giúp đỡ. Sau khi được tại ngoại, bị cáo Trọng đã trả số tiền này cho bị cáo. Viện kiểm sát truy tố bị cáo tội “Đưa hối lộ” là chưa hợp lý dù việc xin cơ quan chức năng cho xe qua để kịp thời gian là bị cáo sai. Còn nội dung “thanh toán tiền luật trên đường” ghi trong phiếu chuyển tiền là do vợ bị cáo không biết nên ghi như vậy. Sau khi phát hiện, tôi đã xin lỗi bị cáo Trọng”.
Bị cáo Lê Đình Trọng( áo trắng xanh) và Nguyễn Trọng Toàn( áo xanh) tại tòa |
Tại phiên tòa hôm nay, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông đã triệu tập 5 nhân chứng đang công tác tại Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Nông. Tất cả các nhân chứng đều khẳng định, quy trình hoạt động tại trạm kiểm tra tải trọng lưu động số 56 đặt trên tuyến Quốc lộ 14 do bị cáo Trọng làm Trạm trưởng theo quy chế phối hợp. Theo đó, việc dừng xe, lấy giấy tờ là nhiệm vụ của lực lượng CSGT công an tỉnh.
Quy trình là,Sau khi CSGT đưa giấy tờ thì lực lượng thanh tra giao thông sẽ làm nhiệm vụ đưa xe vào bàn cân để cân xe. Mặt khác, các nhân chứng cũng cho biết, việc dừng và cân xe tại trạm cân số 56 chỉ cân một chiều.
Trong thời gian từ 2/7/2014 đến ngày 13/8/2014, trạm cân đặt tại huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) thì cân xe được đặt theo hướng ngược lại. Việc cân xe đặt theo các hướng như trình bày ở trên chỉ là hướng hoạt động của trạm cân xe (do cân xe chỉ cân 1 chiều), còn thực tế trạm tổ chức dừng xe để cân, kiểm tra xe theo hai chều hay 1 chiều thì Thanh tra Sở GTVT không nắm rõ”.
Theo Luật sư Dương Lê Sơn, Luật Đoàn luật sư Tỉnh Đắk Lắk( Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Trọng), cho biết: Những thông tin nói trên hoàn toàn phù hợp với lời khai của bị cáo Trọng tại phiên tòa cũng như tại biên bản lời khai ở cơ quan điều tra.
Từ tháng 4 đến tháng 6/ 2014, trạm cân 56 đạt tại xã Đăk Gằn (huyện Đăk Mil) cân 1 chiều theo hướng từ Đăk Lăk đi TP HCM.
Thời gian này, toàn bộ các xe của bị cáo Toàn được vận chuyển theo lộ trình từ cửa khẩu Bu Prăng (huyện Tuy Đức) đi qua tỉnh lộ 1, ra Quốc lộ 14 để đi về TP HCM. Tất cả các chuyến xe này đều cách trạm cân 56 khoảng 120 km theo hướng ngược lại thì làm gì có chuyện trạm cân 56 bỏ qua lỗi quá tải cho 3 xe của bị cáo Toán ngày 203/2014.
Tương tự, từ ngày 02/7/2014 – 5/8/2014, trạm 56 đặt tại xã Đăk Ru (huyện Đăk R’lâp, được kiểm tra tải trọng 1 chiều theo hướng từ TP HCM về Đắk Lắk.
Trong thời gian này, có 26 chuyến được vận chuyển theo lộ trình từ cửa khẩu Bu Prăng (huyện Tuy Đức) đi qua tỉnh lộ 1, ra Quốc lộ 14 để đi về TP Hồ Chí Minh.
Theo quy định cân xe thì toàn bộ 26 chuyến xe này không phải vào trạm 56 để cân xe vì đi theo hướng ngược lại của trạm cân 56. Từ ngày 7/8/2014 đến ngày 14/8/2014, trạm cân đặt tại thị trấn Kiến Đức (huyện Đắk Rlấp) cân chiều theo hướng từ Đắk Lắk đi TP HCM thì có tổng cộng 03 chuyến xe của bị cáo Toàn đi qua nhưng đều không quá tải quốc lộ khi vào cân xe.
Như vậy, cáo trạo truy tố của VKS cho rằng bị cáo Trọng thả hàng loạt xe của bị cáo Toàn là suy đoán, không có căn cứ. Điều đó cũng cho thấy, kết quả điều tra bổ sung không đáp ứng được yêu cầu điều tra bổ sung của HĐXX-Luật sư Dương Lê Sơn nói.
Rất đông người dân và một số nhân chứng có mặt tại phiên tòa |
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Đắk Nông: Trong thời gian từ đầu năm 2014 đến tháng 10/2014, để vận chuyển 89 chuyến dầu ăn, 89 chuyến container vượt quá tải trọng qua trạm cân thuộc địa phận Đắk Nông, Nguyễn Trọng Toàn, nhân viên của Cty TNHH Hiệp Toàn (có trụ sở tại phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP HCM) đã hai lần chuyển số tiền 20 triệu đồng vào tài khoản của ông Lê Đình Trọng, nguyên là Phó chánh thanh tra Sở GTVT Đắk Nông, nguyên trạm trưởng trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động 56.
Trong một thông tin liên quan: Từ tháng 4/2014-10/2014, Nguyễn Xuân Chung nhân viên Cty TNHH vận tải Phước Hòa (có trụ sở tại thành phố Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk) cũng đã 3 lần chuyển số tiền 29 triệu đồng vào tài khoản cá nhân ông Nguyễn Tấn Mẫn, nguyên Phó trạm trưởng trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động số 56 (tỉnh Đắk Nông).
Chiều 9/10/2014, cơ quan điều tra công an tỉnh Đắk Nông đã làm việc với ông Mẫn về việc không kiểm tra 173 chuyến xe vượt quá tải trọng trên Quốc lộ 14 địa phận tỉnh này. Nhưng sau đó ông này đã nhảy từ tầng 2 xuống tử vong.
Để điều tra hành vi đưa và nhận hối lộ của các đối tượng, tháng 10/2014, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Lê Đình Trọng, Nguyễn Xuân Chung, Nguyễn Trọng Toàn, còn Nguyễn Tấn Mẫn đã chết nên không bị khởi tố.
Đến cuối giờ chiều, HĐXX kết thúc phiên tòa và tuyên bị báo: Lê Đình Trọng 7 năm tù giam về tội nhận hối lộ và Nguyễn Trọng Toàn 3 năm 6 tháng tù giam về tội đưa hối lộ.
Sau khi phải nhận bản án 7 năm tù giam, bị cáo Trọng mỉm cười vì cho rằng mình không phạm tội và luật sư bào chữa đã phân tích rất rõ các quan điểm rất khách quan về vụ việc liên quan đến bị cáo Trọng.
Theo: Pháp Luật Plus