Ông Nguyễn Đăng Chương – Giám đốc Trung tâm cho biết, dưới sự chỉ đạo của Bộ VHTTDL, Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam phối hợp cùng các Sở VHTTDL Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP. HCM, Tây Ninh, Đồng Tháp tổ chức sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng này nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam, đặc biệt là những Di sản văn hóa Việt Nam đã được UNESCO công nhận.

Đêm khai mạc đã diễn ra sôi động, cuốn hút với nhiều màn biểu diễn nghệ thuật mang đậm sắc màu văn hóa truyền thống của các dân tộc, vùng miền.

BTC cắt băng khai mạc triển lãm Không gian Di sản Văn hóa Việt Nam 2018.
BTC cắt băng khai mạc triển lãm Không gian Di sản Văn hóa Việt Nam 2018.

Sau màn hát múa mở màn “Vọng núi”, công chúng Thủ đô có cơ hội thưởng thức nhiều âm điệu, vũ điệu đặc sắc trong từng tiết mục tôn vinh giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu như dân ca quan họ Bắc Ninh trong tiết mục “Phùng quan tế hội, Mời trầu”; Ca trù- hát múa “Bỏ bộ” (Hải Phòng); Hát xoan “Câu hát Hội Xoan” (Phú Thọ); Nhảy Tắc xình (Thái Nguyên);

TẶNG BẠN MÃ GIẢM GIÁ SHOPEE KHI ĐỌC TIN TỨC KHÁNH HÒA

Phiên chợ gặp gỡ (Đoàn Văn công Quân khu I); Hát múa Về miền Ví Giặm (Đoàn Nghệ thuật tỉnh Nghệ An); múa cung đình “Lục cúng hoa đăng” (Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế); Buôn làng vào hội (Tốp múa nghệ nhân buôn Ko siêt, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk); Đờn ca tài tử (TP.HCM)…

Ngay tại các không gian trưng bày, các tỉnh thành cũng khá công phu, tỉ mỉ khi đưa về Thủ đô nhiều hiện vật, hình ảnh đặc sắc nhằm tái hiện một cách chân thực, tôn vinh các giá trị di sản đặc trưng.

Nếu như Huế mang đến Thủ đô bộ sưu tập nhạc cụ đặc sắc thì không gian của TP. HCM lại đậm âm sắc của đờn ca tài tử; không gian Đắk Lắk rộn ràng với âm hưởng của đại ngàn Tây Nguyên; các tỉnh thành phía Bắc lại níu bước du khách với nhiều sản vật đặc trưng của núi rừng…

Một số hình ảnh trưng bày trong Không gian Di sản văn hóa Việt Nam 2018:

Tiết mục văn nghệ của các nghệ sĩ TP.HCM.
Tiết mục văn nghệ của các nghệ sĩ TP.HCM.
Trình diễn Nhã nhạc cung đình Huế.
Trình diễn Nhã nhạc cung đình Huế.
Không gian cồng chiêng Tây Nguyên của những nghệ sĩ đến từ tỉnh Đắk Lắk.
Không gian cồng chiêng Tây Nguyên của những nghệ sĩ đến từ tỉnh Đắk Lắk.
Tiết mục văn nghệ của dân tộc Sán Chay tỉnh Thái Nguyên.
Tiết mục văn nghệ của dân tộc Sán Chay tỉnh Thái Nguyên.
Một điệu múa cầu ngư của tỉnh Khánh Hòa.
Một điệu múa cầu ngư của tỉnh Khánh Hòa.
Nghệ sĩ biểu diễn đàn tơ-rưng Tây Nguyên.
Nghệ sĩ biểu diễn đàn tơ-rưng Tây Nguyên.
Liền anh liền chị hát quan họ của tỉnh Bắc Ninh.
Liền anh liền chị hát quan họ của tỉnh Bắc Ninh.
Cô gái dân tộc Sán Chay, Thái Nguyên.
Cô gái dân tộc Sán Chay, Thái Nguyên.
Tiết mục múa Lục cúng hoa đăng trên nền Nhã nhạc Cung đình Huế.
Tiết mục múa Lục cúng hoa đăng trên nền Nhã nhạc Cung đình Huế.
Bảo tàng Áo dài - nơi trưng bày đầy đủ về lịch sử hình thành áo dài.
Bảo tàng Áo dài – nơi trưng bày đầy đủ về lịch sử hình thành áo dài.
Trang phục của các nghệ nhân Hát Xoan - Phú Thọ.
Trang phục của các nghệ nhân Hát Xoan – Phú Thọ.
Bộ dụng cụ của những người khai thác yến sào.
Bộ dụng cụ của những người khai thác yến sào.
Bồng, một loại nhạc cụ Nhã nhạc Cung đình Huế.
Bồng, một loại nhạc cụ Nhã nhạc Cung đình Huế.
Một loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc ít người.
Một loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc ít người.
Hiện vật văn hóa Óc Eo tỉnh Đồng Tháp.
Hiện vật văn hóa Óc Eo tỉnh Đồng Tháp.

Hà Tùng Long

Ảnh: Hữu Nghị

Theo: Dân Trí